Các nước nghèo có nguy cơ thiếu thuốc điều trị COVID-19

Lộ trình phân phối thuốc viên kháng COVID-19 của hãng dược Merck có nguy cơ lặp lại vấn nạn bất bình đẳng như vaccine trong quá trình phân phối tới các quốc gia.
18/10/2021 06:55

Các quan chức y tế cho biết kế hoạch tung ra thuốc viên kháng COVID-19 - được gọi là Molnupiravir - có thể gặp phải những thách thức tương tự sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine, khiến các quốc gia có nhu cầu lớn nhất một lần nữa gánh hậu quả, Reuters đưa tin.

Chỉ có khoảng 5% dân số châu Phi mới được tiêm chủng. Con số này quá thấp so với tỷ lệ 70% ở hầu hết quốc gia giàu có. Điều này khiến nhu cầu tìm mua thuốc điều trị để bệnh nhân không phải đến bệnh viện ở các nước châu Phi cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, nhiều quan chức y tế quốc tế lo ngại khả năng tiếp cận thuốc Molnupiravir của các nước thu nhập thấp và trung bình, đồng thời lưu ý rằng những thiếu sót và quy tắc cứng ngắc của các tổ chức quốc tế có thể làm trì hoãn kế hoạch phân phối thuốc.

100

Merck & Co. công bố thuốc kháng virus COVID-19 có khả năng giảm 50% số ca nhập viện và tử vong vì COVID-19

Báo cáo gần đây của Chương trình Tăng tốc Tiếp cận Các công cụ Ứng phó COVID-19 nêu lên lo ngại rằng các cơ quan của Liên Hợp Quốc đã không hành động đủ nhanh để đảm bảo đủ các phương pháp điều trị mới tiềm năng, như thuốc của Merck, cho các nước nghèo.

Trước vấn nạn đó, Merck đã ký thỏa thuận cấp phép với các nhà sản xuất thuốc tại Ấn Độ nhằm đạt mục tiêu cung cấp thuốc cho hơn 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Merck cũng cho biết họ đã làm việc nhằm chuyển giao công nghệ cần thiết để bắt đầu sản xuất chung, trái ngược với các nhà sản xuất vaccine tiếp tục chống lại các lời kêu gọi từ bỏ bản quyền để tăng nguồn cung.

Tuy nhiên, các quốc gia giàu có như Mỹ ngay lập tức nhảy vào "cuộc đua" và chi 1,2 tỷ USD để thu mua số lượng lớn thuốc Molnupiravir, đã làm gia tăng lo ngại về việc nhiều quốc gia sẽ bị bỏ lại phía sau.

Theo Zing

 

comment Bình luận

largeer