Các quốc gia nghèo từ chối hơn 100 liều vaccine COVID-19

Tháng 12.2021, các nước nghèo từ chối hơn 100 triệu liều vaccine COVID-19 do chương trình toàn cầu COVAX phân phối, chủ yếu là do vaccine sắp hết hạn
14/01/2022 10:41
ki

Malawi hủy 19.610 liều vaccine COVID-19 hết hạn 18 ngày sau khi đến vào tháng 5.2021

Thông tin do một quan chức UNICEF cung cấp ngày 13.1, Reuters đưa tin. Con số khổng lồ này cho thấy những trở ngại của nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu dù nguồn cung vaccine COVID-19 ngày càng tăng và COVAX đang tiến tới gần hơn việc cung cấp 1 tỉ liều vaccine cho gần 150 quốc gia. 

"Hơn 100 triệu liều đã bị từ chối chỉ trong tháng 12" - bà Etleva Kadilli, Giám đốc Bộ phận Cung ứng của UNICEF thông tin với các nhà lập pháp tại Nghị viện Châu Âu. Bà cho biết, nguyên nhân chính từ chối vaccine là do vaccine còn hạn sử dụng ngắn.

Giám đốc Bộ phận Cung ứng của UNICEF nói thêm, các quốc gia nghèo hơn cũng buộc phải trì hoãn tiếp nhận vaccine khi không đủ phương tiện bảo quản, trong đó có việc thiếu tủ lạnh bảo quản vaccine. Nhiều quốc gia cũng đối mặt với tình trạng do dự vaccine ở mức độ cao và có hệ thống y tế bị quá tải.

Ngoài ra, vaccine COVID-19 cũng đang được lưu trong kho để chờ sử dụng ở nhiều quốc gia nghèo.  

Theo tổ chức từ thiện CARE, dữ liệu của UNICEF về nguồn cung cấp và sử dụng vaccine đã giao cho thấy, 681 triệu liều đã được vận chuyển đang được lưu trữ ở khoảng 90 quốc gia nghèo hơn. Hơn 30 quốc gia nghèo hơn, bao gồm các quốc gia lớn như Cộng hòa Dân chủ Congo và Nigeria, dùng chưa tới một nửa số lượng vaccine đã tiếp nhận. 

Người phát ngôn của liên minh vaccine GAVI, đơn vị đồng quản lý COVAX, cho hay, lượng dự trữ cao là do lượng cung ứng tăng đột biến trong quý trước, đặc biệt là vào tháng 12. GAVI nhấn mạnh, hầu hết vaccine do COVAX vận chuyển gần đây đều có thời hạn sử dụng lâu và do đó không có khả năng bị lãng phí.

Đến nay, sáng kiến COVAX, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng lãnh đạo, đã chuyển giao 987 triệu liều vaccine COVID-19 cho 144 quốc gia, theo dữ liệu từ GAVI.

COVAX là nhà cung cấp vaccine chính cho hàng chục quốc gia nghèo hơn, nhưng không phải là nhà cung cấp duy nhất. Một số quốc gia tự mua vaccine hoặc sử dụng các chương trình mua vaccine khác trong khu vực.

Tới tháng 1.2022, 67% dân số ở các quốc gia giàu hơn đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi chỉ 8% ở các quốc gia nghèo hơn được tiêm liều đầu tiên, số liệu của WHO chỉ ra. Nguồn cung tăng khiến nhiều nước tiếp nhận chưa kịp chuẩn bị.

(Theo Reuters)

comment Bình luận

largeer