Cách chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị loét chân, đau chân, thậm chí để lại biến chứng cắt cụt chân. Dưới đây những cách chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường.
01/03/2022 11:10

Duy trì sự sạch sẽ 

Mẹo chăm sóc bàn chân quan trọng nhất cho bệnh nhân tiểu đường là đảm bảo bàn chân sạch sẽ bằng cách rửa và vệ sinh thường xuyên. Điều này giúp bàn chân giảm tỷ lệ nhiễm trùng và giữ cho bàn chân luôn khỏe mạnh. Đảm bảo rửa sạch và lau khô bàn chân, đặc biệt chú ý kẻ hở giữa các ngón chân.

Bảo vệ bàn chân

Các vết thương mất nhiều thời gian để lành hơn khi mắc bệnh tiểu đường. Ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử da. Tình trạng này tiến triển thành cơn đau mãn tính, giảm vận động. Do đó, cần phải che chắn bàn chân cẩn thận, tránh để bị thương nặng. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Trước khi đi ngủ, bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra kỹ bàn chân và để ý các dấu hiệu của vết loét, vết cắt, vết phồng rộp, vết xước, sưng tấy để tránh biến chứng lớn hơn. 

Mang tất sạch 

Đi chân trần, ngay cả khi ở nhà, có thể làm tăng nguy cơ loét chân. Bảo vệ đôi chân khỏi những tổn thương bằng cách đi tất. Tất phải sạch sẽ và khô ráo và thay tất mỗi ngày.

Chọn giày 

Chọn loại giày phù hợp, thoải mái và không gây chai hoặc phồng rộp. Mang giày chật có thể làm tăng nguy cơ bị lở loét và phồng rộp. Nên chuẩn bị ít nhất hai đôi giày và thay đổi thường xuyên để không bị vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng loét bàn chân của bệnh nhân tiểu đường. Hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh thần kinh tự chủ là những nguyên nhân chính gây ra loét bàn chân. 

Massage chân 

Bệnh tiểu đường có thể cản trở sự điều tiết nhiệt ở bàn chân và gây ra sự thay đổi trong cảm nhận về nhiệt. Ngoài ra, lượng glucose trong máu cao có thể góp phần làm tăng độ cứng và giảm độ đàn hồi của mô khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Massage chân giúp kích thích mạch máu ở chân hoạt động và làm giảm cơn đau do loét chân

Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ 

Giữ ẩm cho bàn chân cũng quan trọng như làm sạch. Sử dụng kem dưỡng ẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin E có thể giúp giảm sản sinh các gốc tự do gây tổn thương tế bào da. 

Cắt móng cẩn thận 

Móng chân quăn cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau chân ở người lớn tuổi. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là chỉ cắt ngắn móng chân ở mức độ vừa phải. Trong khi sử dụng bấm móng tay, nên chọn loại bấm móng tay có kích thước phù hợp với móng, để tránh làm tổn thương móng.

Đi bộ mỗi ngày 

Các cơ bàn chân cần các bài tập hàng ngày để duy trì hoạt động trong thời gian dài. Đi bộ thường xuyên giúp giữ cho dây chằng và gân linh hoạt. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ loét chân và các biến chứng khác. 

Theo Boldsky

comment Bình luận

largeer