Cách chưng lê trị ho hiệu quả cho những ngày trời trở lạnh

Lê chưng hay còn được gọi với tên khác là lê hấp đường phèn, đây là một bài thuốc dân gian dùng để trị ho hiệu quả. Cách chưng lê chỉ cần một chút khéo léo, kiên nhẫn là có thể thực hiện tại nhà.
08/01/2021 13:19

Công dụng của lê đối với sức khỏe

cach-lam-le-chung-duong-phen-tri-ho-hieu-qua-1_800x400

Hình minh họa

Trong Đông y, lê là loại quả có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tính mát có tác dụng trong việc nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc, tiêu đờm hiệu quả. Vì thế, lê thường được dùng trong những bài thuốc để chữa những chứng bệnh liên quan đến phổi như chứng ho khan, ho gió, ho có đờm. Ngoài ra, lê còn có tác dụng tiêu đờm, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng hiệu quả trong những ngày trời trở lạnh.

Còn trong y học hiện đại, lê có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như phốt pho, các loại vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,…nên dùng thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức miễn dịch cũng như giúp cải thiện chức năng hệ hô hấp của cơ thể.

Cách chưng lê trị ho đơn giản tại nhà

Chưng lê cùng với kỷ tử, táo tàu và đường phèn

le-hap-duong-1616

Hình minh họa

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả lê, 1.5 thìa đường phèn, 1 thìa kỷ tử, 6-8 quả táo tàu, 1.5 cốc nước.

Sau khi chuẩn bị xong thì bạn đem lê đi rửa, sau đó thì gọt vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng. Tiếp đến bạn đem táo tàu và kỷ tử đi xả dưới vòi nước cho sạch bụi. Sau đó cho phần lê đã thái lát vào, cho tiếp kỷ tử và táo táu vào cùng, rồi đổ nước và cho đường phèn vào cùng, bắt lên bếp nấu trên lửa lớn. Nếu đường phèn quá lớn thì bạn có thể đập nhỏ để nấu cho dễ tan. Nấu đến khi nước sôi thì bạn hạ nhỏ lửa, tiếp tục nấu trong khoảng từ 15-20 phút thì có thể đổ ra chén nhỏ cho nguội là có thể dùng. Bạn có thể dùng ngay lúc nấu xong hoặc bỏ trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần trong khoảng 1-2 ngày.

Chưng lê với đường phèn và kỷ tử

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả lê, 1.5 thìa đường phèn và 1 thìa kỷ tử.

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu thì bạn đem lê đi rửa sạch, gọt vỏ, rồi đem đi cắt ngang quả lê, nhớ khoét bỏ phần lõi cứng và hạt bên trong. Khi khoét lõi thì bạn nên dùng dao lưỡi nhỏ, bén để tránh làm vỡ lê, chảy mất nước. Tiếp đến bạn cho ½ số kỷ tử đã rửa  sạch vào bên trong quả lê cùng với ½ lượng đường phèn đã chuẩn bị vào cùng bát nồi, cho cả kỷ tử và đường phèn còn lại vào, tiếp đến đem bát này đem đi chưng trong khoảng 40 phút. Chưng xong thì bạn có thể cắt thành thành từng miếng để ăn, nhớ là chỉ ăn khi nguội để tránh tình trọng bỏng miệng xảy ra.

Chưng lê mật ong

le-hap-gung-mat-ong-bai-thuoc-chua-ho-hieu-qua-nhanh-chong11567139982

Hình minh họa

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả lê, 3 thìa mật ong

Lê sau khi mua về thì đem đi rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành miếng vuông vừa ăn. Sau đó cho lê vào bát, cho tiếp phần mật ong chuẩn bị vào rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15-20 phút. Đến khi lê chín thì đem ra để nguội là có thể dùng được.

Bài thuốc này ngoài tác dụng chữa ho còn có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng, giúp giảm viêm, giảm tình trạng mất tiếng, khàn tiếng hiệu quả, nhất là trong những ngày trời lạnh.

Chưng lê với mật ong và gừng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả lê, 1 nhánh gừng, đường phèn

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu thì bạn đem lê đi rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng. Còn gừng thì đem đi rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ rồi đập dập, thái nhỏ. Sau đó cho lê, gừng, đường phèn và mật ong vào bát, rồi đem đi chưng trong khoảng 20 phút, rồi để nguội là có thể dùng.

Những lưu ý khi dùng lê trị ho tại nhà

Lê là một loại quả có tính hàn, vì thế đối với những người đang bị tiêu chảy, đau bụng do lạnh thì không nên dùng món này để trị ho tại nhà

Lê đem chưng là một bài thuốc dân gian có tác dụng trong việc giảm ho khan, ho có đờm nên nếu bạn bị ho do nhiễm khuẩn hay do những bệnh khác gây ra thì nên đến bệnh viện để khám, điều trị và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Lê là một loại quả lành tình nên phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ đều có thể dùng được. Tuy nhiên nếu đem lê kết hợp cùng với mật ong, gừng thì nên cẩn trọng, nhất là với trẻ dưới 1 tuổi vì có thể bị dụ ứng, thậm chí nặng hơn là ngộ độc với mật ong.

Thanh Hà

comment Bình luận

largeer