Cách phân biệt các chủng cúm hiện nay

Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp cúm nhập viện gia tăng, trong đó phần lớn là các chủng cúm thông thường cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B, không phải chủng cúm có độc lực cao như H5N1, H5N6, H5N8.
27/07/2022 09:26

Đây là các chủng cúm thông thường, có vaccine dự phòng, người dân không nên hoang mang vì hầu hết người mắc đều có các triệu chứng nhẹ.

Lý giải nguyên nhân:

- Trong hơn 2 năm có dịch COVID-19, người dân mang khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay, sát khuẩn nên số ca cúm ít.

- Nay người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, ví dụ không đeo khẩu trang tới nơi công cộng. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến bệnh cúm phát triển.

Vì vậy số ca mắc có xu hướng tăng. Mỗi năm, nước ta ghi nhận ghi nhận 600.000 đến 1 triệu ca cúm thường.

Các triệu chứng phân biệt

- Cúm thường: Đa số, những bệnh nhân mắc bệnh cúm thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Chảy nước mũi; Hắt hơi nhiều có khi liên tục; Nghẹt mũi, sổ mũi; Đau đầu; Ho kèm sốt nhẹ; Người mệt mỏi, nhức cơ nhẹ.

- Cúm A: Ho, khó thở; Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương; Bệnh nhân xuất hiện đau đầu dữ dội cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại; Triệu chứng đau đầu xảy ra khi người bệnh mắc cúm A; Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng; Sốt cao trên 38.5 độ; Tê bì chân tay; Buồn nôn.

- Cúm H3N2: Những triệu chứng cúm A H3N2 gây ra tương tự như các biểu hiệu do các chủng virus cúm khác gây ra. Virus cúm A/H3N2 sau khi xâm nhập và ủ bệnh khoảng 2 ngày thường gây ra các triệu chứng đột ngột như: Sốt cao; Ho, ho khan; Chảy nước mũi/ nghẹt mũi; Viêm họng; Đau đầu; Đau nhức cơ thể; Có cảm giác ớn lạnh; Mệt mỏi, suy nhược cơ thể; Nôn mửa, nôn khan; Tiêu chảy – thường xuất hiện ở trẻ nhỏ.

- Cúm B: Cúm loại B sẽ khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường: Sốt; Ớn lạnh; Viêm họng; Ho; Sổ mũi và hắt hơi; Mệt mỏi; Đau nhức cơ khắp cơ thể.

Empty
Empty

Vậy cách phòng bệnh hữu hiệu là gì?

Bộ Y tế đã đưa ra 6 khuyến cáo sau:

1. Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng, chống cúm.

2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

3. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (ví dụ thuốc Tamiflu) mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Hãy liên hệ với bác sỹ để được chẩn đoán, điều trị dùng thuốc theo hướng dẫn.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer