Cách xử lý các bệnh do cột sống bất thường

Các bệnh do cột sống bất thường như lồi, lệch, lõm, cong vẹo, thoát vị, thoái hóa, loãng xương... gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
11/06/2022 14:25

Triệu chứng

1 - Hệ vận động và cảm giác:

Đau, tê, nhức, mỏi, sưng, tấy, phù, nề, co cứng, teo nhược, biến đổi hình thái (lồi, lệch, lõm...), hạn chế vận động...

2 - Hệ tiêu hoá:

Viêm, loét, đau, có thắt, trào ngược, ợ hơi, dị ứng, khó tiêu (dạ dày, hành tá tràng, đại tràng...), sỏi thận, sỏi mật, mỡ gan, mỡ thận, hội chứng ruột kích thích...

276217938_4836497613066439_7510334296590453217_n

3 - Hệ bài tiết:

Táo bón, tiêu chảy, phân sống, nhiều mồ hôi, tiểu ít, tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu đêm...

4 - Hệ hô hấp:

Viêm mũi, họng, xoang, phổi, dị ứng, rối loạn hô hấp (thở nhanh, thở chậm)...

5 - Hệ tuần hoàn:

Huyết áp cao, thấp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, nghẽn, viêm, phình mạch máu, rối loạn nhịp tim, tim to...

6 - Hệ thần kinh:

Rối loạn vận động, liệt, tê bì, rung giật, khó điều khiển, đau nửa đầu, tiền đình...

7 - Hệ nội tiết:

- tuyến yên: trẻ em chậm phát triển, người lớn trao đổi chất kém.

- tuyến giáp:

+ cường giáp: người gầy, nóng, ăn nhiều không béo.

+ nhược giáp: người béo, mát, ăn ít vẫn béo.

- tuyến tụy: tăng đường huyết (tiểu đường), hạ đường huyết (người suy nhược, thiếu sức sống, uể oải, làm nhanh mệt...).

- tuyến thượng thận: kẹt huyết áp, rối loạn tim mạch, hô hấp, đường huyết, chức năng sinh dục, miễn dịch...

- tuyến sinh dục: rối loạn hormone sinh dục gây ra các bệnh về sinh sản.

8 - Hệ sinh dục:

Đau bụng kinh, kinh không đều, giảm ham muốn, viêm, tắc, nghẽn, teo cơ quan sinh dục, u xơ, u nang, xuất tinh ngược, xuất tinh sớm, liệt dương, hiếm muộn, vô sinh, ung thư...

9 - Hệ giác quan:

Giảm hoặc mất chức năng nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ (xúc giác)...

10 - Hệ vỏ bọc:

Các bệnh về da, tóc, lông, móng, viêm, dị ứng, lang, mụn, rụng tóc, bạc tóc...

11 - Hệ miễn dịch:

Giảm sức đề kháng, giảm sức chịu đựng, giảm hoặc tăng sắc tố da, dễ nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng, thể trạng yếu...

12 - Hệ bạch huyết:

Giảm đề kháng, hen, dị ứng, viêm nhiễm, suy đa tạng, phản ứng quá miễn (phản ứng thái quá do Hệ bạch huyết tham gia vào quá trình miễn dịch), thấp khớp (viêm khớp dạng thấp do Hệ miễn dịch nhận dạng sai), chết đuối cạn (ngập dịch phế nang phổi).

Nguyên nhân

1 - Chế độ sinh hoạt:

- Ăn uống, vận động, nghỉ ngơi...

+ vận động, ngồi, trong tư thế không hợp lý gây: cong, vẹo, lệch, thoát vị.... chèn ép thần kinh.

+ ăn uống: dinh dưỡng không cân bằng, không phù hợp, thiếu chất gây ra loãng xương, thoái hoá...

- Làm việc nghỉ ngơi không phù hợp: ngủ không ngon, mất ngủ, thay đổi thất thường thời gian làm việc, nghỉ ngơi.

2 - Môi trường: nóng, lạnh, ẩm thấp, khô... (Lục khí).

+ nóng ẩm: nhiễm khí thấp nhiệt (viêm khớp: sưng, tấy, đỏ, đau, tràn dịch...).

+ lạnh ẩm: nhiễm khí hàn thấp làm bế mạch, xơ, co cứng cơ, teo nhược, chèn ép tổ chức (mạch máu, thần kinh) cong, vẹo, lệch, thiếu nuôi dưỡng, thoái hoá...

Cách xử lý

1 - Giải cơ: dùng tác động vật lý (xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, máy massage, đèn hồng ngoại, chườm...).

2 - Nắn chỉnh: xương khớp sai vị trí (tác động cột sống, trật đả...).

3 - Sinh hoạt:

- Dùng dụng cụ hỗ trợ (đai lưng, đai đầu gối...), hướng dẫn vận động hợp lý tránh bệnh tái phát.

- Ăn uống: bổ sung dinh dưỡng cân bằng, phù hợp từng người bệnh cụ thể

4 - Dược liệu:

+ Dùng rượu sinh cơ (hoạt huyết, khứ ứ, sinh cơ) cấp dinh dưỡng trực tiếp cho vùng bị teo, nghẽn, kết hợp uống nếu cần.

+ Ngâm chân phối hợp với dầu thuốc để rút khí hàn thấp, cấp dương khí, thông kinh hoạt lạc.

+ Chườm có thuốc giúp khai thông khí huyết, giải độc trừ thấp... góp phần giải cơ và giúp phục hồi nhanh.

+ Cao thảo dược giúp tiêu viêm, giảm phù nề... (nếu có).

5 - Tư vấn, hướng dẫn các động tác luyện tập và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày phù hợp với từng người bệnh cụ thể.

Theo Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer