Cảnh báo bệnh lao ở trẻ em, phát hiện điều trị kịp thời để tránh biến chứng

Bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu. Tại các nước có gánh nặng bệnh lao cao, số trẻ em mắc bệnh lao chiếm từ 10-11% tổng số những trường hợp mắc lao mới hàng năm.
24/11/2020 10:31

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh nên thường dễ mắc bệnh lao từ người thân, ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh lao ở trường học và ngoài cộng đồng. Hiện tỷ lệ trẻ em mắc lao không hề nhỏ và việc quan tâm phòng bệnh cho trẻ cần được quan tâm hơn. Điều trị lao cho trẻ em thường gặp khó khăn hơn cho người lớn và nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến những biến chứng hoặc dị tật suốt đời.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương cho biết: "Chúng ta phải có hiểu biết về bệnh lao, tôi cũng lưu ý là ông bà bị mắc bênh lao thì tỷ lệ lây cho các cháu vô cùng lớn, bởi vì đấy chính là tiếp xúc gần. Do vậy, trong gia đình, nếu ai mà có triệu chứng ho kéo dài, thì cần cho các cháu đi tầm soát và xem xét".

lao tre em

Hình minh họa.

Bệnh lao ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra mù lòa, động kinh, teo cơ, bại liệt, gù vẹo cột sống… Do vậy, việc phát hiện sớm bệnh lao là rất cần thiết.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngoạn, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung, những dấu hiệu lao ở trẻ em cũng rất khó để phát hiện, dễ nhầm với các bệnh đường hô hấp khác, thường có các triệu chứng ho sốt về chiều, sốt thất thường, ăn kém, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân, không tăng cân. Nếu trẻ đã điều trị các liệu pháp khác ví dụ viêm họng…mà không đáp ứng điều trị kháng sinh, hoặc khỏi mà tái phát nhanh hoặc không khỏi, có thể nghĩ đến là triệu chứng của bệnh lao.

Chủ động đưa trẻ đi khám và tầm soát sơ khi phát hiện những triệu chứng trên chính là phương pháp tối ưu nhất để phòng tránh và điều trị bệnh lao cho trẻ em hiệu quả nhất.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer