Cảnh báo việc sử dụng henna để làm đẹp sai cách và sai mục đích
Theo SCMP, xu hướng vẽ tàn nhang lên mặt bằng henna được người dùng TikTok lăng xê từ năm 2020 tới nay. Từ khóa #hennafrepris, #henna lần lượt đạt 159 triệu và 6,6 tỷ lượt xem trên nền tảng này. Hầu hết người theo đuổi mốt này là người da trắng, chấm chi chít nốt lên mặt.
Nhiều người dân tại Nam Á, Trung Đông và châu Phi phản đối, cho rằng người da trắng chiếm đoạt văn hóa khi sử dụng henna để làm đẹp sai cách và sai mục đích, thiếu tôn trọng giá trị truyền thống của họ.

Vẽ henna lên mặt đang gây sốt trên TikTok (Ảnh: SCMP)
Hồi tháng 1, Jasmine Diviney, 20 tuổi, người Australia gốc Ấn, xem một đoạn video vẽ henna trên TikTok. Trong đó, cô gái da trắng than phiền khi không thể xóa các nốt trên mặt. Diviney bình luận dưới video: "Ngay từ đầu, người Ấn Độ đã dạy bạn rằng đừng sử dụng henna như vậy. Nhưng bạn dường như muốn làm theo cách khó khăn hơn. Ở chỗ chúng tôi, không ai vẽ henna lên mặt như thế".
Ome Khan, 30 tuổi, người Mỹ gốc Pakistan, cho rằng những hình ảnh xấu xí về henna trên mạng xã hội khiến trẻ hiểu sai về văn hóa thẩm mỹ này. Khi ra đường với bàn tay, bàn chân vẽ henna, anh bị nhiều đứa trẻ chế nhạo.
Ngoài sai lệch văn hóa thẩm mỹ, vẽ henna lên mặt còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bác sĩ da liễu của Mỹ Melanie Palm nói với Allure nhiều loại henna chỉ được sử dụng cho tóc hoặc móng tay, tuyệt đối không được vẽ lên mặt. "Loại henna đen được điều chế từ cây móng đen, khi tiếp xúc với da mặt có thể gây dị ứng và nhiều phản ứng khác. Mức độ kích ứng phụ thuộc vào nồng độ và thời gian henna bám trên da. Nếu gặp tình trạng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy dịch, viêm, đỏ da, đau hoặc ngứa dữ dội", bà nói.
Palm khuyên nên tìm mua henna ở nơi uy tín. Theo bà, để tránh rủi ro, mọi người có thể tìm đến một nghệ nhân henna chuyên nghiệp và hiểu biết. Những người này điều chế ra loại henna riêng từ thành phần tự nhiên.
Trong khi nhiều người phản đối vẽ tàn nhang lên mặt, Lekha Nettem, TikToker người Nam Á 20 tuổi, ủng hộ mốt này. Nettem cho rằng việc mua henna của những phụ nữ da màu tại chợ địa phương là cách để "thực hành văn hóa, giữ văn hóa trở nên sống động".
Sunaina Maira, giáo sư Nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Viện Đại học California tại Davis, bang California, nói mặc dù các nền văn hóa luôn vay mượn lẫn nhau, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, làm đẹp, điều quan trọng vẫn là cân nhắc xem ai đang thu lợi từ những xu hướng này. "Tôi nghĩ người ta phải thách thức cuộc tranh luận này và đẩy nó đi xa hơn bằng cách nói về những thứ như: ai đang kiếm tiền từ việc này và ai là người bị bỏ rơi. Vì đó là những thứ đang gây hại cho mọi người".
Vẽ henna là kiểu trang điểm đặc trưng của người Ấn Độ. Vào các dịp lễ hội, phụ nữ đều vẽ henna lên bàn tay, bàn chân để làm đẹp. Khi kết hôn, các cô dâu bắt buộc phải vẽ henna, vì những hình vẽ tượng trưng cho tình yêu chung thủy và ước mong vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. Mực để vẽ henna được chiết xuất từ cây lá móng nghiền nhuyễn thành bột mịn sau đó cho thêm vài thành phần tự nhiên khác để tạo thành thuốc nhuộm thiên nhiên an toàn cho làn da. Hình vẽ giữ được trong khoảng hai tuần. Các nền văn hóa Trung Đông và châu Phi cũng sử dụng henna để nhuộm tóc, móng tay và vải.
Theo Vnxpress

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am