Cảnh giác với các triệu chứng liên quan đến não hậu COVID-19

Có tới 80% bệnh nhân mắc COVID-19 đã khỏi bệnh nhưng vẫn gặp các triệu chứng của hội chứng hậu COVID-19. Trong đó, có các di chứng liên quan đến não bộ, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
18/03/2022 15:12

Theo tạp chí Nature, một nghiên cứu đã được thẩm định của Đại học Oxford công bố kết quả hồi đầu tháng 3 cho biết, đã có bằng chứng rõ ràng chứng tỏ COVID-19 liên quan đến những bất thường ở não bộ. Trưởng nhóm nghiên cứu, bà Gwenaëlle Douaud, Phó Giáo sư khoa học thần kinh của Đại học Oxford cho biết: “Chúng tôi ngạc nhiên khi chứng kiến sự khác biệt rõ ràng ở não người mắc COVID-19, thậm chí ở những trường hợp triệu chứng nhẹ.

covidtancongnao

Các triệu chứng thường gặp liên quan đến não bộ ở bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 gồm:

Mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả bệnh nhân đang mắc hoặc đã khỏi COVID-19 và diễn biến ở mọi lứa tuổi. Nếu trước đây, mất ngủ chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, thì kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người trẻ cũng than phiền về tình trạng này. Mất ngủ lâu ngày khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy sụp, các chức năng bị suy giảm, nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, huyết áp tăng cao. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, song chủ yếu do yếu tố tâm lý. Người bệnh cảm thấy buồn chán trong thời gian cách ly do bị cô lập, lo lắng cho tình hình sức khỏe của bản thân và người thân, lo sợ bản thân sẽ lây truyền virus cho người khác, áp lực về mặt tài chính, bị ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực về COVID-19… đó là những nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ ngay cả khi đã hoàn toàn khỏi bệnh.

20211105-061652-781794-0-max-1800x1800-20220309095644

Tình trạng mất ngủ hậu COVID-19 xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau

Sương mù não

Gần 80% bệnh nhân đã khỏi COVID-19 gặp phải các tình trạng: lơ mơ về tinh thần, hay quên, suy nghĩ chậm chạp, dễ phân tâm, khó tập trung…các tình trạng này được gọi chung là hội chứng sương mù não. Sương mù não khiến người bệnh khó bắt nhịp với công việc. Nhiều người cho biết, họ cảm thấy căng thẳng, bực bội về tình trạng này, thậm chí bị rối loạn giấc ngủ do những ảnh hưởng bởi sương mù não tới cuộc sống.

Sương mù não xảy ra bởi 4 nguyên nhân: tình trạng thiếu oxy lên não do phổi bị tổn thương; phản ứng viêm ảnh hưởng đến thế bào não; cơn bão cytokine khiến hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, trong đó có các tế bào não; thiếu lưu lượng máu lên não do sưng các mạch máu nhỏ hoặc các cục máu đông.

Sương mù não là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, không phải là một tình trạng bệnh lý. Nó có thể biến mất trong thời gian ngắn nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

suckhoetrinaodoanhnhansaigon-1540887323_750x0

Sương mù não khiến người bệnh khó tập trung vào công việc, giảm hiệu suất công việc

Tai biến mạch máu não

Nhiều nghiên cứu ghi nhận số lượng lớn bệnh nhân đã khỏi COVID-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông. Các chuyên gia đã tìm thấy các tế bào mạch máu bị tổn thương lưu thông trong dòng máu của người mắc COVID-19 cao gấp đôi người không mắc COVID-19. Đây được cho tác nhân chính gây ra các triệu chứng về tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu gia tăng ở bệnh nhân từng mắc COVID-19.

Các chuyên gia giải thích, phản ứng viêm toàn thân, hệ thống miễn dịch làm việc quá mức làm tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Trong trường hợp cục máu đông làm giảm lưu lượng máu đến não tạm thời và ngăn chặn nguồn máu đến một phần của não, bệnh nhân có thể bị đột quỵ nhẹ. Tuy nhiên, nếu cục máu đông lớn, cản trở hoàn toàn  máu lên não, lượng oxy và chất dinh dưỡng không cung cấp đủ sẽ khiến các thế bào não chết đi. Bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như: mất thăng bằng, chóng mặt, khó nói, méo miệng, khả năng cử động kém.

natto3012

Để phòng ngừa và khắc phục kịp thời các triệu chứng trên, bên cạnh việc thực hiện lối sống hợp lý và khoa học, bệnh nhân cần quan tâm đặc biệt tới sức khỏe não bộ. Bởi não bộ là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, tiêu hao phần lớn chất dinh dưỡng và lượng oxy của cơ thể. Máu lưu thông tốt lên não sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, làm lành các tế bào não bị tổn thương, từ đó các biểu hiện của hội chứng sương mù não cũng biến mất.

Trong Đông y, để tăng cường tuần hoàn máu não và cải thiện trí nhớ, các bài thuốc: cao viên chí, cao táo nhân, cao đương quy, cao đan sâm, cao bạch quả, cao rau đắng biển đã được sử dụng rộng rãi từ lâu. Bên cạnh đó, Nattokinase, một loại enzym được chiết xuất từ đậu tương lên men cũng được sử dụng bởi khả năng đánh tan các cục máu đông. 

natto

Được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Dược liệu, sản phẩm Nattokinase Plus có sự kết hợp đồng vận của các thành phần quan trọng. Trong đó, nổi bật với 3 thành phần:

Nattokinase hoạt động như một thành phần đánh tan và chống hình thành cục máu đông. 

Ginkgo biloba (bạch quả) chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại. Đồng thời giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu và giảm độ "dính" của tiểu cầu.

Cao rau đắng biển có tác dụng giảm và ngăn ngừa sự căng thẳng, giúp tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức khác, tăng cường thể lực và hệ miễn dịch, chống lại tế bào ung thư. Rau đắng biển cũng có thể hỗ trợ khả năng nhận thức ở người già, rất tốt cho bệnh nhân Alzheimer, thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não.

Sản phẩm Nattokinase Plus giúp tăng cường sức khỏe não bộ, thích hợp cho người gặp các triệu chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy.

* Chịu trách nhiệm và phân phối sản phẩm: Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

* Điện thoại: 0246 650 5803 - Hotline: 0966 755 995

* Email: [email protected]

* Website: https://visuckhoecongdong.com.vn/ 

Khánh Phượng

comment Bình luận

largeer