Cấp cứu thành công cho cụ ông 81 tuổi bị lồng nhiều đoạn ruột do u ruột non gây ra
Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, vừa phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân nam 81 tuổi bị lồng nhiều đoạn ruột do u ruột non. Ông nhập viện trong tình trạng nôn, đại tiện kém kèm đau chướng bụng, ăn kém. Qua thăm khám và hình ảnh X-quang, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị lồng ruột non do khối u.
Điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ có thể sử dụng phương pháp bơm hơi tháo lồng hoặc phẫu thuật. Song, người lớn, chỉ phương pháp phẫu thuật mới giải quyết được dứt điểm nguyên nhân gây lồng ruột và tránh nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể trạng gầy yếu, suy kiệt, chỉ nặng 36 kg, tuổi cao, kèm theo tăng huyết áp, đòi hỏi quá trình phẫu thuật cần diễn ra nhanh chóng, chính xác.
Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy người bệnh bị lồng 2 đoạn ruột non và nhiều khối u ác tính nằm ở các vị trí khác nhau quanh ruột. Hiện tại, sức khỏe của người bệnh ổn định, có thể ăn uống bình thường và được xuất viện.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Đào Đăng Sơn, khoa Ngoại tiêu hóa và Tổng hợp, lồng ruột chủ yếu xảy ra ở trẻ em (khoảng 90%). Người lớn rất hiếm khi gặp tình trạng này, chỉ chiếm tỷ lệ 1-5%. Còn lại 5% là các trường hợp tắc ruột.
Các trường hợp lồng ruột ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân. Ngược lại, ở người lớn, hơn 90% là do u, chủ yếu ở ruột non và đại tràng. Một số khác do viêm hạch mạc treo, viêm hồi manh tràng mạn, có túi thừa meckel, manh tràng di động. Các ca lồng ruột ở người lớn đa phần hiếm gặp nên thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo lồng ruột có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Do đó, khi xuất hiện đau bụng từng đợt, có thể buồn nôn hoặc nôn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Việc phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe giúp tránh được biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Zing News

- bài viết liên quan
-
Phát hiện 3 dấu này khi đi vệ sinh, nên kiểm tra xem ruột có bị ung thư hay không?
Những tổn thương ở ruột, tương đối ẩn và khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Về mặt lâm sàng, nhiều ca ung thư ruột khi được phát hiện thì đã đến giai đoạn giữa và tiến triển và bỏ sót thời điểm tốt nhất. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc bảo dưỡng đường ruột và chú ý đến “tín hiệu cấp cứu” do nó phát ra.January 15 at 10:38 am -
Nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn đường ruột có nguy cơ gây ung thư vú
Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Ung thư Johns Hopkins - Mỹ cho thấy, một loại vi khuẩn mới được tìm thấy trong ruột kết, có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm đại tràng và ung thư ruột kết. Đồng thời loại vi khuẩn này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến ung thư vú khi các tế bào mô vú tiếp xúc.January 16 at 3:17 pm -
Nghiên cứu mới: Thuốc lá điện tử gây viêm ruột
Các hóa chất được tìm thấy trong thuốc lá điện tử phá vỡ hàng rào bảo vệ đường ruột và gây viêm trong cơ thể.January 13 at 10:49 am -
Bé gái bi tắc ruột do thói quen "nghiện" ăn tóc
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa tiếp nhận phẫu thuật cho bệnh nhi 8 tuổi, ở TP.HCM, bị tắc ruột do "nghiện" ăn tóc.January 13 at 10:50 am