Chăm sóc sức khỏe tinh thần hậu COVID-19

Song song với những thiệt hại về kinh tế - xã hội là gánh nặng bệnh tật và số ca tử vong tăng theo thời gian. Đại dịch còn là tác nhân nghiêm trọng gây tổn thương tâm lý và sức khỏe tinh thần con người.
31/12/2021 16:10

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại suốt 2 năm qua, cướp đi sinh mạng của hơn 4,5 triệu người, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội…, cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi. Ở hầu hết các quốc gia, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tập trung nguồn lực chủ yếu vào ngăn chặn sự bùng phát, lây lan và chữa trị người bệnh, song ít chú ý đến hệ lụy của đại dịch  đối  với  sức  khỏe  tinh  thần. Những biện pháp phòng, chống đại dịch được các quốc gia áp dụng khó có thể hàn gắn được những đổ vỡ và sang chấn tâm lý mà người dân trải qua.

Sang chấn tâm lý là gì?

Sang chấn tâm lý là những hậu quả của phản ứng cơ thể trước những tình huống căng thẳng hay mang tính chất đe dọa đến cuộc sống, khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất, để lại những hậu quả lâu dài về các khía cạnh như thể chất, cảm xúc, xã hội hay tinh thần.

Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý có rất nhiều loại. Đó thường là: Các sự kiện tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến con người, làm đảo lộn cuộc sống của con người; Những sự kiện làm con người đau khổ, đe dọa tính mạng, hay gây ra tổn hại về tinh thần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, làm đổ vỡ kinh tế của gia đình, làm suy sụp và không có khả năng chống đỡ; Các thảm họa thiên tai, lũ lụt trôi hết nhà cửa, chết người; Các vấn đề về bạo lực tại gia đình, trường học, hiếp dâm, cưỡng bức; Những tai nạn mất đi người thân, mất việc làm, phá sản, những vấn đề về gia đình như ly hôn, ly thân, sự ra đi đột ngột của người thân, mất việc, nợ nần…

z3069774917071_b121fd14b153f7fc21cc4c8857eaf503

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật

Đại dịch COVID-19 là một sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tâm lý với rất nhiều người. Đó là tình trạng: Chứng kiến sự ra đi của người thân đột ngột, không có người đưa tiễn, trong một gia đình có nhiều người ra đi; Vào điều trị COVID -19 trong các bệnh viện dã chiến, chứng kiến cảnh nhiều người nằm điều trị, chứng kiến sự ra đi của người bệnh cùng phòng, khi ra viện sẽ có những di chứng khó hồi phục hoàn toàn.

Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài trong hơn hai năm qua, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động gì, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như các ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất… là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý lo âu, trầm cảm. Họ đã phải đi khám bệnh, nằm viện điều trị… Cứ như vậy như một vòng xoắn bệnh lý không thoát ra được.

Các giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần hậu COVID 19

– Tập thiền, tập yoga giúp giải tỏa những cảm xúc căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực. – Dành thời gian cho các hoạt động ý nghĩa để kết nối với bạn bè, gia đình và bản thân. – Đọc tin tức tích cực về dịch bệnh, các thông tin giải trí, du lịch, chăm sóc sức khỏe – Tìm đến những kênh giải trí phù hợp.

– Làm những việc theo sở thích như trồng cây, nuôi thú cưng, đọc sách, vẽ tranh,…

z3069774914936_4ead4b4da80cb73d702ca91c1c92e6c3

Thích ứng để vượt qua với tâm thế tích cực

Làm gì để bảo vệ sức khỏe tâm thần của gia đình bạn khi đối mặt với COVID-19?

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Ca – Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 175, kiểm soát căng thẳng và tâm trạng cũng quan trọng như quản lý sức khỏe thể chất, giúp tránh những hệ lụy do dịch COVID-19 gây ra.

– Chuẩn bị tâm lý vững vàng, bình tĩnh xử lý các tình huống xảy ra. – Dành thời gian tìm hiểu về bệnh theo những thông tin chính thống. – Đi bộ, vận động thể dục, đọc sách báo, nghe nhạc, xem một bộ phim hay… giúp bạn thoải mái hơn.

– Ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Kết nối với bạn bè, người thân. – Liên lạc với bác sĩ của mình, nhất là những bệnh nhân đang điều trị các bệnh mạn tính, liên hệ với các trung tâm tư vấn tâm lý để được hỗ trợ khi cần.

Để “xóa tan” những lo lắng của người dân và mang trên mình sứ mệnh “Kết nối cộng đồng - trao sức khỏe cho hơn 97,3 triệu người dân Việt, Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng VN chỉ đạo Ban Kết nối phát triển cộng đồng sản xuất chuyên mục tư vấn sức khỏe online để nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên cơ sở cung cấp các kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của cộng đồng. Ban kết nối phát triển cộng đồng thuộc Tạp chí báo Sức khỏe cộng đồng phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về chăm sóc sức khỏe, tổ chức thực hiện chương trình theo số định kỳ.

z3069774917590_d9cf382dae255d000e79ed92a305d3de

 Chương trình Alosuckhoe lên song lúc 9h00 thứ Bảy hàng tuần  trên Fanpage và kênh Youtube Alo Sức khỏe

Ban Phát triển Cộng đồng được thành lập theo quyết định số 06/2021/CV-SKCĐ, ngày 01/04/2021 do Tổng Biên tập Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng ký ban hành. Ban Phát triển Cộng Đồng có nhiệm vụ cùng với các ban, đơn vị tiến hành tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; phản ảnh việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan. Tuyên truyền giới thiệu về Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam- Cơ quan chủ quản; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đến các cấp Hội, các cơ quan, đơn vị và đông đảo hội viên; thông tin, tuyên truyền các hoạt động đối nội, đối ngoại, góp phần xây dựng Hội phát triển vững mạnh

 Anna Mai

comment Bình luận

largeer