Chẩn đoán, điều trị chấn thương khớp cổ chân

Chấn thương khớp cổ chân: tổn thương dây chằng sên mác trước (hay còn gọi là bong gân) là một chấn thương thường gặp thường ngày và đặc biệt trong tham gia thể thao. Hầu hết các trường hợp chấn thương cổ chân cấp tính đều có thể được điều trị thành công bằng các biện pháp bảo tồn (chiếm 80–90%). Nếu điều trị bảo tồn không đúng (chiếm 20–30%), chuyển thành mất vững khớp cổ chân mạn tính, cần điều trị bằng phẫu thuật.
29/06/2022 09:16

Nguyên nhân – cơ chế bệnh sinh

– Nguyên nhân chính là do chấn thương cấp tính hoặc mạn tính lặp đi lặp lại.

– Cơ chế chấn thương phổ biến nhất xảy ra với lực gấp gan bàn chân và nghiêng trong quá mức.

– Dây chằng sên mác trước dễ bị tổn thương nhiều nhất chiếm 90% tất cả các trường hợp bong gân cổ chân, trong khi 50-75% liên quan đến dây chằng mác gót và chỉ 10% liên quan đến dây chằng sên mác sau.

287901598_482675176955481_3167242065844426191_n

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang nội soi điều trị chấn thương khớp cổ chân cho bệnh nhân

Triệu chứng

– Biểu hiện của chấn thương cổ chân có tổn thương dây chằng sên mác trước là: sưng, đau, lỏng khớp khi đi lại hoặc hoạt động thể thao.

– Bên cạnh đó kèm theo có tới 93% có kèm theo các tổn thương bên trong khớp cổ chân như: gai xương, viêm màng hoạt dịch gây hẹp khoang, tổn thương xương sụn trong khớp gây hạn chế vận động của cổ chân.

Biến chứng

Mất vững cổ chân mạn tính do tổn thương dây chằng sên mác trước là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân sớm.

Chẩn đoán

– Khám lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao: sưng, bầm tím, đau khi sờ nắn và nghiệm pháp rút ngăn kéo trước

– Xquang khớp cổ chân.

– Chụp cộng hưởng từ khớp cổ chân

– Phân loại độ nặng tổn thương bao gồm:

+ Độ I: Giãn dây chằng. Biểu hiện sưng đau nhẹ, không bị lỏng khớp, hồi phục nhanh.

+ Độ II: Đứt bán phần dây chằng. Biểu hiện sưng đau vừa, lỏng khớp vừa.

+ Độ III: Đứt hoàn toàn dây chằng. Biểu hiện sưng đau, bầm tím nhiều, lỏng lẻo khớp nhiều.

Điều trị

– Chấn thương cổ chân cấp tính : điều trị bảo tồn nghỉ ngơi, chườm mát (đá), băng ép và nâng cao chân để giảm phù nề (nguyên tắc PRICE), dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

– Chấn thương cổ chân mạn tính gây lỏng khớp mạn tính, cần phải phẫu thuật tái tạo dây chằng sên mác trước để làm vững khớp cổ chân.

Phòng bệnh

– Tránh được những chấn thương cổ chân, đặc biệt trong hoạt động thể thao

– Khám chuyên khoa, điều trị bảo tồn đúng và đủ thời gian.

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

comment Bình luận

largeer