Châu Âu phong tỏa kiểu mới vì làn sóng COVID-19 thứ tư

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang thể hiện lập trường cứng rắn đối với những người chưa tiêm chủng và triển khai các biện pháp phong tỏa chặt chẽ.
18/11/2021 10:18

Châu Âu lại trở thành tâm dịch COVID-19 với số ca nhiễm và tử vong tăng cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại Italy vào tháng 4/2020. Sự gia tăng đáng báo động này diễn ra trong bối cảnh nhiều nước đã có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao đáng kể.

Đức, Pháp và Hà Lan đang trải qua tình trạng tăng vọt các ca nhiễm mới hàng ngày. Điều này cho thấy COVID-19 là thách thức khó giải quyết ngay cả đối với các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, phần nào dập tắt hy vọng vaccine giúp cuộc sống trở lại bình thường như trước khi đại dịch xảy ra.

Theo các chuyên gia, độ bao phủ vaccine không đồng đều chính là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh tồi tệ ở nhiều nước châu Âu. Tỷ lệ tiêm chủng ở các nước Nam Âu là khoảng 80%, nhưng con số này rất thấp tại các quốc gia Trung và Đông Âu, theo dữ liệu từ Our World in Data.

m1

Một nhân viên y tế tại Ukraine đang xác định bệnh nhân COVID-19

Áp lệnh phong tỏa với người chưa tiêm chủng

Đức có thể trở thành quốc gia tiếp theo áp dụng các biện pháp phòng dịch chặt chẽ đối với những người chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Với nỗ lực mở rộng hệ thống “3G” (bao gồm geimpft - đã tiêm chủng, genesen - đã hồi phục và getestet - đã xét nghiệm), các biện pháp mới yêu cầu người dân Đức xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc giấy xét nghiệm âm tính trước khi lên các phương tiện giao thông công cộng.

CNN cho biết mới chỉ có khoảng hai phần ba người dân Đức được tiêm chủng đầy đủ. Đây là một trong những tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất tại khu vực Tây Âu. Điều này khiến các chính trị gia phải chuyển sang trạng thái cứng rắn và triển khai các biện pháp hạn chế nhằm kêu gọi người dân đi tiêm vaccine.

Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm tại Đức đang gia tăng nhanh chóng.

"Làn sóng thứ tư đang tấn công tổng lực đất nước của chúng ta", Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh trong cuộc họp với các lãnh đạo thành phố ở Đức hôm 17/11. Cơ quan y tế công cộng nước này công bố 52.826 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua giữa lúc tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục tăng.

Thêm 294 ca tử vong được ghi nhận trong ngày, nâng tổng số người chết vì COVID-19 tại Đức lên 98.274, theo Viện Robert Koch.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD hôm 14/11, đồng lãnh đạo đảng Xanh Robert Habeck cho biết các biện pháp phòng dịch có hiệu lực “phong tỏa đối với những người chưa được tiêm chủng”. Các quyết định của chính quyền Đức cũng phản ánh sự tức giận ngày càng tăng trên phần lớn châu Âu đối với những người tiếp tục từ chối tiêm vaccine.

k3

Bảng hiệu yêu cầu "2G" tại một quán bar tại Berlin, Đức

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang thể hiện lập trường cứng rắn đối với những người chưa tiêm chủng và triển khai các biện pháp phong tỏa chặt chẽ.Châu Âu lại trở thành tâm dịch COVID-19 với số ca nhiễm và tử vong tăng cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại Italy vào tháng 4/2020. Sự gia tăng đáng báo động này diễn ra trong bối cảnh nhiều nước đã có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao đáng kể.

Đức, Pháp và Hà Lan đang trải qua tình trạng tăng vọt các ca nhiễm mới hàng ngày. Điều này cho thấy COVID-19 là thách thức khó giải quyết ngay cả đối với các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, phần nào dập tắt hy vọng vaccine giúp cuộc sống trở lại bình thường như trước khi đại dịch xảy ra.

Theo các chuyên gia, độ bao phủ vaccine không đồng đều chính là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh tồi tệ ở nhiều nước châu Âu. Tỷ lệ tiêm chủng ở các nước Nam Âu là khoảng 80%, nhưng con số này rất thấp tại các quốc gia Trung và Đông Âu, theo dữ liệu từ Our World in Data.

Dich COVID-19 tai chau Au anh 1Một nhân viên y tế tại Ukraine đang xác định bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters.

Áp lệnh phong tỏa với người chưa tiêm chủngĐức có thể trở thành quốc gia tiếp theo áp dụng các biện pháp phòng dịch chặt chẽ đối với những người chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Với nỗ lực mở rộng hệ thống “3G” (bao gồm geimpft - đã tiêm chủng, genesen - đã hồi phục và getestet - đã xét nghiệm), các biện pháp mới yêu cầu người dân Đức xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc giấy xét nghiệm âm tính trước khi lên các phương tiện giao thông công cộng.

CNN cho biết mới chỉ có khoảng hai phần ba người dân Đức được tiêm chủng đầy đủ. Đây là một trong những tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất tại khu vực Tây Âu. Điều này khiến các chính trị gia phải chuyển sang trạng thái cứng rắn và triển khai các biện pháp hạn chế nhằm kêu gọi người dân đi tiêm vaccine.

Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm tại Đức đang gia tăng nhanh chóng.

"Làn sóng thứ tư đang tấn công tổng lực đất nước của chúng ta", Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh trong cuộc họp với các lãnh đạo thành phố ở Đức hôm 17/11. Cơ quan y tế công cộng nước này công bố 52.826 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua giữa lúc tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục tăng.

Thêm 294 ca tử vong được ghi nhận trong ngày, nâng tổng số người chết vì COVID-19 tại Đức lên 98.274, theo Viện Robert Koch.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD hôm 14/11, đồng lãnh đạo đảng Xanh Robert Habeck cho biết các biện pháp phòng dịch có hiệu lực “phong tỏa đối với những người chưa được tiêm chủng”. Các quyết định của chính quyền Đức cũng phản ánh sự tức giận ngày càng tăng trên phần lớn châu Âu đối với những người tiếp tục từ chối tiêm vaccine.

Dich COVID-19 tai chau Au anh 2Bảng hiệu yêu cầu "2G" tại một quán bar tại Berlin, Đức. Ảnh: Reuters.Các biện pháp hạn chế mới đối với những người chưa được tiêm chủng bắt đầu có hiệu lực tại thủ đô Berlin vào ngày 15/11.

Để vào quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và các địa điểm giải trí, người dân thành phố cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng đầy đủ hoặc đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm hiện tại chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp như phía nam và phía đông Đức.

Liên minh “đèn giao thông” gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đã đệ trình lên quốc hội Đức một dự thảo kế hoạch nhằm đối phó với COVID-19. Kế hoạch này cần được thông qua trước khi tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh hết hiệu lực vào ngày 25/11.

Nếu được thông qua, kế hoạch mới sẽ đưa Đức tiến gần hơn với nước láng giềng Áo. Nước này có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn Đức và cũng phải hứng chịu một làn sóng lây nhiễm lan rộng.

Chính quyền Áo đã triển khai lệnh phong tỏa đặc biệt nhắm vào những người chưa được tiêm chủng kể từ ngày 15/11. Hơn 30% dân số Áo chưa tiêm vaccine bị cấm ra khỏi nhà, trừ một vài lý do cụ thể.

Tân Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg gọi tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia này là “thấp đáng xấu hổ”.

Ông cảnh báo nghiêm khắc những người chưa được tiêm chủng sẽ phải trải nghiệm “chính xác những gì tất cả phải chịu đựng vào năm 2020” và các biện pháp phong tỏa được thực thi bởi các sĩ quan cảnh sát.

Trước đó, Hà Lan hôm 13/11 đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Âu áp đặt lệnh phong tỏa một phần kể từ mùa hè vừa qua. Lệnh phong tỏa cấp độ nhẹ kéo dài 3 tuần được chính phủ Hà Lan đưa ra nhằm hạn chế tiếp xúc xã hội, để đối phó với tình trạng số ca mắc tăng quá cao.

Tăng cường bảo vệ với vaccineCác quốc gia khác ở châu Âu đang áp dụng các biện pháp mới nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm vaccine. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tránh được gánh nặng của đợt dịch mới sau khi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất châu Âu.

Ngày 15/11, Thủ tướng Anh Boris Johnson xác nhận rằng trong tương lai gần, người dân cần phải tiêm liều vaccine thứ ba để được chứng nhận là đã tiêm chủng đầy đủ.

“Rõ ràng việc tiêm ba mũi vaccine sẽ trở thành một điều quan trọng và thực tế. Nó làm cho cuộc sống dễ dàng hơn theo mọi cách. Chúng tôi sẽ phải điều chỉnh quan điểm về những gì tạo nên khái niệm tiêm chủng đầy đủ”, Thủ tướng Johnson nói trong một cuộc họp báo.

k5

Thủ tướng Johnson đến thăm một trung tâm tiêm chủng tại London

Biện pháp phòng dịch tăng cường cũng được thực hiện ở Pháp. Sau khi số lượng trường hợp COVID-19 có dấu hiệu tăng dần, chính quyền Pháp đã triển khai các quy tắc nhập cảnh chặt chẽ hơn đối với du khách chưa được tiêm chủng từ 16 quốc gia trong EU.

Căng thẳng đang gia tăng ở một số quốc gia trong khối. Tại Athens, các nhân viên y tế đã biểu tình về tiền lương và điều kiện làm việc trong bối cảnh áp lực bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện ngày càng tăng.

Hy Lạp đã nhiều lần công bố số ca mắc COVID-19 kỷ lục trong tháng này. Các nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm chủng kể từ tháng 7 và chỉ được phép đi làm khi tiêm đầy đủ hai liều. Nhưng những người biểu tình cho biết quyết định đình chỉ đã làm tăng tình trạng thiếu nhân lực, theo Reuters.

“Cáng tại bệnh viện phải làm nhiệm vụ nhiều gấp hàng chục lần so với trước kia. Trong khi đó, các nhân viên y tế giống như những dải đàn hồi bị kéo giãn, trải dài từ phòng khám này sang phòng khám khác”, Chủ tịch Liên đoàn Công nhân Bệnh viện công Michalis Giannakos cho biết.

(Theo Reuters)

comment Bình luận

largeer