Chiến lược vaccine của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức
Sáng 22/7, báo cáo thẩm tra kết quả kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Chính phủ tại Quốc hội, ông Thanh nêu nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ lỡ nhịp với nền kinh tế thế giới vì không đủ nguồn cung và công nghệ sản xuất vaccine. Đến 13/7, Việt Nam đã nhận khoảng 8 triệu liều vaccine; hơn 4 triệu liều được tiêm cho người dân. Trong khi để đạt miễn dịch cộng đồng, cần khoảng 150 triệu liều vaccine để tiêm cho 70% dân số.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Giang Huy
Báo cáo trước Quốc hội, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, thời gian qua, cả nước đã chuyển trạng thái từ "phòng ngự" sang "tấn công" với chiến lược vaccine gồm: Khẩn trương nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước và chiến dịch tiêm chủng.
Các cấp đã triển khai nhiều giải pháp ngoại giao, thúc đẩy mọi biện pháp có thể để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất và tổ chức chiến dịch tiêm chủng kịp thời. Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 được thành lập, nhận được sự hưởng ứng của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp. "Chính phủ trân trọng cảm ơn đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, các cấp, các ngành, nhất là lực lượng tuyến đầu như Y tế, Quân đội, Công an... luôn đồng lòng, nỗ lực, chung tay trong công tác phòng, chống dịch", ông Minh nói.
Với quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép", nhưng ưu tiên phòng chống COVID-19, trong 6 tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung vào năm nhiệm vụ, trong đó các giải pháp để triển khai hiệu quả chiến lược vaccine được chú trọng. Vaccine về nước sẽ được phân bổ linh hoạt, khoa học cho các nhóm ưu tiên. "Chúng tôi đồng thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết và tổ chức chiến dịch tiêm chủng toàn quốc kịp thời, an toàn, khoa học, hiệu quả, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, chậm nhất nửa đầu năm 2022", Phó thủ tướng khẳng định.
Để đạt được mục tiêu đó, các nguồn lực hợp pháp sẽ được huy động cùng chống dịch, nhất là hợp tác công tư. Cơ quan chức năng cũng sẽ đẩy nhanh nhập khẩu vaccine; chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, tiến tới tự chủ vaccine nhanh nhất, sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, hiệu quả. Đồng thời, Chính phủ cũng triển khai hiệu quả "ngoại giao vaccine", hợp tác quốc tế trong phòng, chống COVID-19.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh báo cáo kết quả kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm trước Quốc hội, sáng 22/7. Ảnh: Giang Huy
Ủy ban Kinh tế đánh giá, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thấp, chưa tiếp cận nhiều người bị tổn thương.
Theo báo cáo, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do COVID-19 và chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là 168.800 tỷ đồng. Trong đó, 147.300 tỷ đồng gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất và miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí; và 21.500 tỷ đồng tăng chi cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn.
Ủy ban Kinh tế đánh giá, việc triển khai chính sách hỗ trợ của Chính phủ thời gian qua đã góp phần khắc phục khó khăn trong đời sống của nhân dân, người lao động và hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện còn chậm, chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Tính đến 27/5, gói hỗ trợ tiền mặt thực hiện được khoảng 13.100 tỷ đồng trên tổng số 35.880 tỷ đồng (36,5% quy mô gói hỗ trợ). Gói hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc thông qua chính sách cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội với quy mô 16.000 tỷ đồng đã giải ngân cho 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động với số tiền 41,8 tỷ đồng (0,26% quy mô gói hỗ trợ).
Gói hỗ trợ thông qua chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với quy mô 6.500 tỷ đồng đã nhận và giải quyết cho 192.503 lao động của 1.846 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền trên 786 tỷ đồng (12,1% quy mô gói hỗ trợ).
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước kể từ ngày 27/4 đến sáng 22/7 là 67.422, ghi nhận ở 61 tỉnh thành, trong đó 9.197 người đã được công bố khỏi COVID-19.
(Theo Vnexpress)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm