Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Ngày 02/9/1945 đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước cộng hòa đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, chấm dứt gần 1000 năm ngai vàng chế độ phong kiến, 87 năm ách nô lệ của thực dân Pháp, 5 năm xiềng xích phát xít Nhật. Đất nước ta từ xứ thuộc địa nửa phong kiến mất độc lập chủ quyền, trở thành nước độc lập có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ đứng trước muôn vàn khó khăn, thù trong giặc ngoài, nạn đói, nạn mù chữ… mà Bác Hồ ví như tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nền độc lập của dân tộc vừa giành được đang bị đe dọa, giành độc lập đã khó, bảo vệ, giữ vững nền độc lập dân tộc còn khó khơn. Vấn đề cấp bách lúc này là phải làm thế nào để đưa nước ta thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn đề cấp bách cần giải quyết. Một trong số đó là phải nhanh chóng tổ chức Tổng tuyển cử, để bầu ra Quốc hội chính thức và cử ra Chính phủ của dân, đồng thời thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Người đã chỉ rõ: “Phải bầu ngay Quốc hội càng sớm càng tốt. Bên trong thì Nhân dân tin tưởng vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội dân bầu ra sẽ có giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được” và “cuộc tổng tuyển cử phải được tiến hành với “chế độ phổ thông đầu phiếu”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đi bầu cử.
Ngày 08/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14-SL về việc Tổng tuyển cử để bầu quốc dân đại hội, trong đó nhấn mạnh hình thức phổ thông bầu phiếu, ấn định thời gian 2 tháng sau sẽ mở cuộc tuyển cử. Sắc lệnh cũng quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường”. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên được ban hành nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử, qua đó thể hiện sự tiến bộ, hiện đại phù hợp với xu thế của thời đại.
Nhận thức được hậu quả hơn 80 năm cai trị của chế độ thực dân đã làm cho 95% dân số Việt Nam mù chữ. Để công tác bầu cử được tiến hành thuận lợi, các cử tri đi bỏ phiếu chí ít cũng phải biết đọc tiểu sử của người ứng cử và biết viết tên mình vào lá phiếu, Do vậy, sau 1 tuần ngày Quốc khánh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập cơ quan “Bình dân học vụ” với nhiệm vụ: Diệt giặc dốt, Người nhấn mạnh: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sau một thời gian ngắn, chúng ta đã từng bước xóa nạn mù chữ, qua đó góp phần làm nên thành công của cuộc bầu cử đầu tiên năm 1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bầu đại biểu ở phòng bỏ phiếu đặt tại nhà số 10 phố Hàng Vôi (nay là phố Lý Thái Tổ).
Để cổ vũ, động viên nhân dân cả nước tích cực thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, ngày 05/01/1945, trước Tổng tuyển cử một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu: “Ngày mai là một ngày đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ… Là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu tận dụng, hưởng quyền dân chủ của mình… Ngày mai, Nhân dân ta sẽ tỏ rõ cho các chiến sĩ miền Nam rằng: Về mặt trận quân sự thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị thì Nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch, một lá phiếu cũng có sức nặng như một viên đạn… Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người dân đều vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết tha kêu gọi các tầng lớp nhân dân đi bỏ phiếu, Người không chỉ quan tâm đến việc động viên nhân dân sử dụng quyền dân chủ cơ bản của mình mà còn ân cần giải thích rõ ràng để mọi người dễ hiểu, dễ nghe, nắm được tầm quan trọng của quyền bầu cử mà mỗi người đang có. Người nói: “Trước hết, tôi xin tóm tắt Luật bầu cử của ta thật là dân chủ. Tất cả các công dân gái cũng như trai, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, tự do lựa chọn người thay mặt mình”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khai sinh ra nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người gương mẫu trong việc xây dựng pháp luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, mà Bác còn là tấm gương mẫu mực, sáng ngời trong việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về công tác bầu cử.
Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên này, rất nhiều người vì kính trọng, suy tôn Bác là công dân số một của đất nước, viết thư đề nghị Bác không phải ra ứng cử, hoặc đề nghị Bác ra ứng cử ở địa phương mình. Tuy nhiên, Bác Hồ của chúng ta đều rất trân trọng và viết thư trả lời một cách đầy thân ái: “Tôi rất cảm động trước tình cảm của đồng bào, nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt ra khỏi thể lệ của tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ của người dân trong cuộc tổng tuyển cử”.
Chủ tich Hồ Chí Minh bỏ lá phiếu đầu tiên bầu cử tại Hà Nội
Sáng ngày 06/1/1946, cùng với hàng triệu cử tri cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bỏ lá phiếu đầu tiên tại hòm phiếu số 10 đặt tại phố Hàng Vôi (nay là phố Lý Thái Tổ) trong tiếng hô vang chào đón không ngớt của cử tri.
Với thời gian chuẩn bị vô cùng ngắn ngủi chỉ trong vòng 4 tháng kể từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trong bối cảnh muôn vàn khó khăn, gian khổ, sự chống phá quyết liệt của thù trong giặc ngoài, cuối cùng cuộc Tổng tuyển cử đã giành thắng lợi trong cả nước. Số cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 89%, bầu được 333 đại biểu, trong đó, 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái, có 10 đại biểu là nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số.
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức thành công, chứng tỏ niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó, đã ghi dấu vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội phát triển dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội đoàn kết…”. Người mong rằng Quốc hội phải cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình trước nhân dân, đất nước. Để làm được điều đó, Bác đề nghị: “Quốc hội phải có những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phục vụ chủ nghĩa xã hội”, nhưng trước hết đối với người dân cần phải phát huy quyền của mình, đó là” “lựa chọn những đại biểu như vậy là quyền lợi và nghĩa vụ của người cử tri…” và “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia 3 kỳ bầu cử Quốc hội: Quốc hội khóa I (1946-1960) tổ chức vào ngày 06/01/2021, Quốc hội khóa II (1960-1964) tổ chức vào ngày 8 tháng 5 năm 1960 và Quốc hội khóa III (1964-1971) tổ chức vào ngày 26/4/1964.
Chủ tịch Hồ CHí Minh đến bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân khóa V
Trong tất cả 3 kỳ bầu cử mà Bác tham gia, Bác đều thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người cử tri, người ứng cử và người đại biểu quốc hội, hết long hết sức “phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”.
Ngày 24/4/1960, phát biểu tại cuộc mít tinh của Nhân dân thủ đô chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khóa III tại Hà Nội ra mắt cử tri thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tính chất dân chủ của Luật Bầu cử, giá trị cao quý của lá phiếu cử tri và tin tưởng rằng những cử tri sáng suốt sẽ bầu ra được một Quốc hội có những đại biểu thật xứng đáng.
Người thay mặt các ứng cử viên hứa với đồng bào: “Những người được cử vào Quốc hội khoá II sẽ luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội”.
75 năm trôi qua, đến nay nước ta đã tiến hành 14 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác bầu cử, cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc ta quyết tâm tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng thời, phát động một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, thông qua cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội lần này làm dấy lên phong trào thi đua xây dựng cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, xây dựng các cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh đủ sức đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức vào lúc chúng ta đang tập trung xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác đang là thách thức lớn đối với vận mệnh Quốc gia dân tộc. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cử tri cần phải sáng suốt lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, có sự “quyết tâm, tri tâm và đồng tâm” để “ra sức mưu hạnh phúc cho đồng bào”, “phải làm cho xứng đáng với đồng bào, xứng đáng với Tổ quốc”, như lời Bác Hồ căn dặn, để Quốc hội thật sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thể hiện ý Ðảng đã quyết, lòng dân đã đồng.
Đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường với nguy cơ lây nhiễm cao. Do vậy, mỗi cử tri đi bầu cử cần thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, thực hiện tốt quy định 5K trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 ở nước ta thực sự an tâm, an toàn, thành công tốt đẹp.
Thạc sỹ Vũ Văn Chương
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Siêu thị Alosuckhoe.vn có gì?
Alosuckhoe.vn, hệ thống siêu thị chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ra đời với sứ mệnh mang đến giải pháp tối ưu giúp gia đình Việt duy trì sức khỏe tốt nhất. Với các sản phẩm đa dạng và chất lượng, Alosuckhoe.vn đã trở thành điểm đến đáng tin cậy cho mọi nhà, đặc biệt là đối với những ai luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình.November 26 at 7:24 am -
Các tiêu chí chọn sữa bột cho trẻ bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện
Sữa bột đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ, cung cấp dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Bài viết này chia sẻ những tiêu chí cần thiết để chọn sữa bột tốt nhất cho trẻ và giới thiệu cách NutriHealth đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao, an toàn và giàu dinh dưỡng.November 25 at 7:44 am -
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm