Chữa hôi miệng bằng rau ngải cứu nhanh chóng

Chữa hôi miệng bằng rau ngải cứu nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, tinh dầu trong ngải cứu có tính kháng khuẩn tốt nên thường được sử dụng để khử mùi hôi miệng. Ngoài ra, ngải cứu còn là vị nam nam có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác như đau đầu, suy nhược cơ thể...
07/12/2017 16:11

 Cách sử dụng ngải cứu chữa hôi miệng

Ngải cứu có tên gọi khác là thuốc cứu, nhả ngải, ngải diệp, cỏ linh li... Ngải cứu là loài thực vật họ cúc, thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc. Ngải cứu là loại cây ưa ẩm, dễ trồng và sống dai. Ngải cứu có thể mọc hoang hoặc được trồng để làm thực phẩm hoặc làm thuốc.

Đối với y học dân tộc, ngải cứu không chỉ là thực phẩm mà nó còn là một vị thuốc cực tốt. Bộ phận dùng làm thuốc của ngải cứu là thân cành mang ngọn và lá. Ngải cứu có thể được thu hái quanh năm nên rất tiện dụng cho việc dùng làm thuốc. Các thầy thuốc ắt lấy đoạn thân cành 40cm, phơi trong râm và sấy cho khô để làm thuốc.

Trước đây, nhiều người chỉ nghĩ rằng ngải cứu có tác dụng tốt trong việc chữa trị chứng đau đầu, thiếu máu... Tuy nhiên, các thầy thuốc đông y nhận định, rau ngải cứu còn có thể chữa trị hôi miệng nhanh chóng, hiệu quả. Chữa hôi miệng bằng ngải cứu an toàn cho người bệnh bởi nó không chứa hóa chất độc hại và không tốn nhiều thời gian.

Chua hoi mieng bang rau n

 

Chữa hôi miệng bằng rau ngải cứu nhanh chóng, tinh dầu ngải cứu có tác dụng diệt khuẩn cực tốt

Các cách chữa hôi miệng bằng ngải cứu:

Cách 1: Nhai sống ngải cứu

Ngải cứu là một loại thuốc nam có mùi thơm nồng, vị đắng và có chứa hàm lượng lớn tinh dầu. Tinh dầu trong ngảu cứu có tính kháng khuẩn tốt, có thể khử nhanh mùi hôi miệng.

Với cách nhai sống ngải cứu, bạn chỉ cần ngắt vài ngọn ngải cứu ở trong vườn về, rửa sạch, có thể ngâm qua nước muối loãng để đảm bảo an toàn. Vớt ngải cứu ra, để ráo nước sau đó cho vào miệng nhai từ từ. Trong quá trình nhai bạn có thể ngậm ngải cứu 3 - 5 phút. Việc ngậm lá ngải cứu có tác dụng giúp tinh dầu ngải cứu đi vào sâu trong khoang miệng, loại bỏ mùi hôi hiệu quả.

Tuy nhiên, lá ngải cứu hơi đắng nên bạn cần nhai từ từ và thực hiện đều đặn trong vài ngày. Chỉ có như vậy mới mang đến hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Pha trà

Bạn mang một ít lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước. Sau đso đem hãm với nước sôi khoảng 10 phút rồi dùng uống. Mỗi lần uống nên uống từ từ để tinh dầu ngải cứu có thể loại bỏ triệt để mùi hôi trong miệng. Bạn nên duy trì thói quen này hàng ngày trong một thời gian dài cho đến khi miệng hết mùi hôi.

Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu

Dù là được sử dụng ở hình thức nào thì ngải cứu cũng luôn mang đến những tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến người dân nên bổ sung rau ngải cứu vào chế độ ăn của mình, nhất là những người thường bị đau đầu, thiếu máu. Ở phương diện chữa bệnh, ngải cứu có một số tác dụng:

Làm thuốc điều kinh: Những người bị rối loạn kinh, kinh không đêỳ có thể sử dụng nước ngải cứu để điều trị. Bài thuốc rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 6 - 10g sắc lấy nước hoặc hãm với nước sôi như trà chia làm 3 lần uống trong ngày. Trong trường hợp kinh đều, bạn có hãm nước ngải cứu để uống nhằm giảm tình trạng mệt mỏi do mất máu, đồng thời giúp máu kinh đỏ và ít hơn.

Giúp an thai: Với bà bầu có sức đề kháng kém, dễ bị động thai, thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu thì có thể dùng lá ngải cứu, lá tía tô sắc với nước chia làm 3 - 4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai, kích thích tử cung, ngăn chặn tình trạng sảy thai.

Chua hoi mieng bang rau n

 

Chữa hôi miệng bằng rau ngải cứu nhanh chóng, ngải cứu rán trứng ăn có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả

Trị mụn ngứa: lá ngải cứu giã nát, đáp lên mặt có tác dụng làm da trắng, sáng hồng. Với trẻ nhỏ, dùng các này có thể trị rôm sẩy hiệu quả.

Chữa đau đầu, hoa mắt, nhức xương khớp: theo các thầy thuốc dân gian, món ngải cứu rán trứng có tác dụng chữa trị chứng đau nửa đầu hiệu quả. Với chứng đau buốt xương khớp, người bệnh có thể lấy rau ngải cứu rửa sạch, thêm 2 muỗi mật ong, vắt lấy nước uống vào trưa và chiều. Nếu làm liên thục 1 - 2 tuần sẽ mang đến hiệu quả cao nhất.

Sơ cứu vết thương: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

Tiềm năng chữa bệnh của ngải cứu vẫn còn rất nhiều và các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm hiểu. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh gây ra ngộ độc. Bởi độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều sẽ làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

comment Bình luận

largeer