Chữa khỏi hen suyễn, viêm phế quản bằng Nam y

Hen suyễn và viêm phế quản có một số triệu chứng giống nhau như ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Tuy nhiên, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, người bệnh cần phân biệt hen suyễn và viêm phế quản về nguyên nhân gây bệnh, diễn biến bệnh, cách chẩn đoán cũng như cách điều trị bệnh.
01/12/2022 11:01

Đặc điểm chung của hen suyễn và viêm phế quản

Phế quản là một ống dẫn khí có chức năng dẫn khí vào phổi. Khi có các yếu tố tác động từ môi trường như thay đổi nhiệt độ, ô nhiễm, sự tấn công của vi khuẩn, vi rút hoặc tiếp xúc với các yếu tố kích thích sẽ dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp.

hen 3

Điểm chung của hen suyễn (còn gọi là hen phế quản) và viêm phế quản là đều gây viêm ống phế quản. Khi phế quản bị viêm, đường dẫn khí sẽ bị co thắt, phù nề gây ho, tức ngực, khó thở và có tiếng khò khè khi thở. Tuy nhiên, hen suyễn và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau, phân biệt hai bệnh giúp người bệnh được điều trị sớm và hiệu quả, tránh các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Hen suyễn và viêm phế quản khác nhau như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh

Hen suyễn nguyên nhân do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc do cơ địa dị ứng. Nếu cha hoặc mẹ bị hen thì tỉ lệ con sinh ra bị hen là 30-50%, nếu cả cha và mẹ cùng bị hen thì tỉ lệ con bị hen là 50-70%. Với người có cơ địa dị ứng, các tác nhân kích thích có thể gây cơn hen thường là lông động vật, phấn hoa, hải sản, khói thuốc lá,...

Trong khi đó, viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên.

Hen suyễn có thể do di truyền từ mẹ.

Diễn biến của bệnh

Viêm phế quản nếu được điều trị sớm thường sẽ khỏi sau 5-10 ngày, tuy nhiên triệu chứng ho có thể kéo dài một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể diễn biến thành mạn tính ở những người hút thuốc lá, thường xuyên hít phải bụi bẩn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Hen phế quản là một bệnh mạn tính, bệnh nhân có thể phải sống chung với bệnh cả đời. Các triệu chứng của bệnh như ho, khó thở, khò khè sẽ lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

Các triệu chứng bệnh

Bên cạnh các triệu chứng giống nhau, các triệu chứng ở người bị viêm phế quản mà người bệnh hen suyễn không có là :sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh, chất nhầy ở mũi có màu vàng hoặc xanh.

Trong bệnh hen phế quản, các cơn hen thường xuất hiện vào ban đêm, người bệnh sẽ có các triệu chứng ho, khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp, tức ngực, thở khò khè, thở ra co kéo hõm ức, đặc biệt bệnh nặng hơn khi thay đổi thời tiết, khi gắn sức hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Đối tượng mắc bệnh

Bệnh viêm phế quản xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,...

Trong khi đó, những người mắc hen suyễn thường là người có tiền sử dị ứng như mắc các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn.

hen 2

Bệnh hen phế quản theo y học cổ truyền

Bệnh hen thuộc các chứng “háo suyễn”, “đàm ẩm” trong y học cổ truyền. Bệnh xảy ra mãn tính và hay tái phát, lúc lên cơn hen thường là thực chứng và ngoài cơn thường là hư chứng.

Người bệnh có bẩm tố phế, thận bất túc (cơ địa dị ứng), bệnh khởi phát bởi ngoại cảm lục tà (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), tình chí thất điều, ẩm thực, lao quyện quá độ khiến cho thay đổi công năng các tạng phủ mà gây bệnh. 

Bệnh hen liên quan đến rối loạn công năng hoạt động chủ yếu của các tạng phế và thận (phế chủ chư khí, chủ tuyên phát túc giáng; thận chủ nạp khí) gây ra các biểu hiện khó thở thì thở ra, tức ngực, ho… 

Ngoài ra, bệnh hen phế quản còn có liên quan đến đàm (sản vật bệnh lý). Thận hư không chủ được thủy, thận dương hư không ôn được tỳ, tỳ hư không vận hóa được thủy cốc, phế hư không thông điều thủy đạo làm cho sự vận hóa thủy thấp bị rối loạn mà sinh đàm. Biểu hiện trên lâm sàng là: Ngực đầy tức, đàm nhiều… 

Hen phế quản thường diễn biến mạn tính, công năng các tạng phủ giảm sút (hư chứng), khi có yếu tố ngoại tà thường lên cơn hen suyễn (thực chứng). Vì vậy, khi điều trị cần chú ý đến tiêu (ngọn), bản (gốc), hoãn, cấp mà có pháp phương thích hợp.

Y học cổ truyền chia cơn hen thành hen hàn và hen nhiệt và thường điều trị bệnh hen khi hết cơn. Khi hết cơn hen, trước mắt bệnh nhân qua được sự nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn không thể hết hoàn toàn bởi công năng tạng phủ vẫn bị tổn thương và cần điều trị tận gốc để tránh tái phát cơn hen và phòng các biến chứng nguy hiểm. Các tạng bị tổn thương trong bệnh hen phế quản là phế, tỳ, thận. Vì vậy, để điều trị căn bản hiệu quả, cần khám tỉ mỉ để chẩn đoán đúng thể bệnh.

Phế hư

Hen phế quản thể phế hư hay gặp ở những người mắc bệnh lâu ngày, kèm theo giãn phế nang, giảm chức năng hô hấp, giai đoạn đầu của tâm phế mạn.

Phế khí hư: Sợ lạnh, tự hãn (tự ra mồ hôi), ho, đoản hơn (thở ngắn gấp), đàm nhiều và loãng, ngại nói, tiếng nói nhỏ, sắc mặt trắng, dễ bị cảm lạnh, khi gặp lạnh dễ lên cơn khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu hoãn vô lực.

Phế âm hư: Ho, thở gấp, ít đờm hoặc không có đờm, họng miệng khô, sốt về chiều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có, mạch tế sác.

Pháp điều trị: Bổ phế cố biểu (bổ phế khí hoặc phế âm tùy trường hợp cụ thể), ích khí định suyễn. 

Tỳ hư

Ho, đờm nhiều, sắc mặt vàng nhợt, mệt mỏi, tứ chi vô lực, ăn uống kém, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng nát, phù thũng, lưỡi nhạt, rêu trắng nhớt, mạch hoãn tế vô lực.

Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí.

Thận hư

Thận dương hư: Hơi thở ngắn gấp (gắng sức càng khó thở hơn), hồi hộp, đàm có lẫn bọt, đau mỏi lưng gối, sợ lạnh, nước tiểu trong và nhiều, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực.

Thận âm hư: Hơi thở ngắn gấp (gắng sức càng khó thở), hồi hộp, đàm có bọt, đau mỏi lưng gối, chóng mặt, ù tai, họng miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, nước tiểu vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi ít hoặc không có, mạch tế sác.

Pháp điều trị: Ôn thận nạp khí (thận dương hư), tư âm bổ thận (thận âm hư).

Thế mạnh của y học cổ truyền là điều trị tận gốc bệnh hen phế quản, điều trị giai đoạn ngoài cơn hen. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà có các bài thuốc và phương huyệt châm cứu hoặc cấy chỉ thích hợp. Khi lên cơn hen phế quản (cấp) cần phải kết hợp với các phương pháp cấp cứu hiện đại để tăng khả năng thông khí cho người bệnh, nhanh chóng giúp người bệnh qua cơn nguy kịch như: Nằm cao đầu, hút đờm dãi, đặt nội khí quản khi có suy hô hấp, liệu pháp oxy, dùng thuốc giãn phế quản (khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch chậm), bù nước và điện giải.

Chữa khỏi hen phế quản mãn tính bằng Nam y

Mặc dù các cơn hen phế quản có thể rất đáng sợ và đôi khi rất nghiêm trọng, nhưng có thể cải thiện và khỏi nếu biết kiểm soát bệnh và thay đổi lối sống, chọn đúng phương pháp điều trị. Nhiều bệnh nhân hen phế quản mãn tính đã được chữa khỏi bằng Nam y (y học cổ truyền Việt Nam).

Theo y học cổ truyền, bệnh hen phế quản được mô tả trong chứng “háo phế quản”, “đàm ẩm” gây ra bởi ngoại cảm lục tà, tình chí thất điều, ẩm thực, lao lực làm làm tổn thương phế khí gây ra bệnh. Bệnh liên quan đến công năng hoạt động chủ yếu của các tạng phế thận (phế chủ chư khí, chủ tuyên phát túc giáng; thận chủ nạp khí). Phế không tuyên phát túc giáng, thận không nạp khí gây ra các biểu hiện khó thở, tức ngực… Bệnh có liên quan đến đàm, đàm là sản vật bệnh lý sinh ra bởi sự rối loạn vận hóa thủy thấp, biểu hiện trên lâm sàng bằng các biểu hiện ngực đầy tức, khạc đàm nhiều… Bệnh thường diễn biến mạn tính, công năng tạng phủ giảm sút, khi có yếu tố ngoại tà thường lên cơn hen, khi điều trị cần chú ý đến tiêu, bản, hoãn, cấp mà xử trí thích hợp.

Để điều trị bệnh hen phế quản toàn diện, hiệu quả, Nam y dựa vào chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng của y học hiện đại; tứ chẩn của y học cổ truyền và các quy luật sinh học.

Nam y có những phương pháp điều trị hen phế quản như sau:

Dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên

Dùng các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng tuyên phế, hóa đàm, bình phế chỉ khái điều trị trong đợt cấp, có các cơn hen thường xuyên xảy ra. Tùy vào thể bệnh mà phối ngũ các vị thuốc cho thích hợp.

Phục hồi công năng các tạng phủ (đặc biệt phế, tỳ, thận), điều hòa khí huyết trong giai đoạn ổn định để tránh xảy ra các cơn hen bằng các vị thuốc bổ khí huyết, bổ phế, kiện tỳ, ích thận.

Tăng cường miễn dịch, cân bằng nội môi, giải độc cơ thể để phòng chống các dị nguyên gây bệnh dị ứng, miễn dịch bằng các loại thảo dược.

Tại nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường, bằng bài thuốc nam gia truyền 16 đời và tuỳ theo thể trạng bệnh nhân sẽ kê thêm thuốc tháng sắc cho phù hợp và thuốc xịt họng.

Các phương pháp không dùng thuốc

Điều trị hen phế quản bằng châm cứu “thần châm” hoặc cấy chỉ. Châm cứu và cấy chỉ để huy động năng lượng nội sinh làm giãn phế quản để cắt cơn khó thở, chống lại các tác nhân gây hen. Châm bổ hoặc cứu hoặc ôn châm các huyệt du mộ, các nguyên huyệt để bổ khí, bổ phế, tỳ, thận hư.

Tập dưỡng sinh, tập thở 4 thì, thiền định: Việc tập thở rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc hen phế quản, tập hít sâu thở chậm hằng ngày sẽ cải thiện chức năng thông khí. Việc tập dưỡng sinh, tập thở, thiền định sẽ giúp nâng cao sức khỏe để phòng tránh bệnh tật vì giúp cân bằng “tinh – khí – thần”.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Hạn chế gắng sức thể lực, tránh stress vì đây là những yếu tố thuận lợi làm xuất hiện các cơn hen phế quản. 

Tránh ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích, gây dị ứng tùy vào cơ địa của từng người như tôm, cua, thịt gà, nhộng tằm... Nên thực hiện chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm sạch có tác dụng điều hòa cơ thể, tăng đề kháng từ các loại rau củ tươi, ăn sống hoặc chế biến một cách hợp lý, bổ sung acid béo Omega 3 từ các loại cá và Omega 6 từ hoa anh thảo, các loại hạt dinh dưỡng.

hen

Những trang cảm tưởng đầy xúc động

Việc điều trị bệnh hen phế quản không đúng cách làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong. Bệnh nhân đến với nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường được điều trị bệnh hen phế quản sẽ được khám tỷ mỉ, dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên không có tác dụng phụ kết hợp với châm cứu/cấy chỉ và tập thở có thể cắt cơn hen và điều trị ổn định và khỏi bệnh.

"Tôi là Nguyễn Thị Khảo 37 tuổi ở Dư Dụ, Thanh Thuỳ, Thanh Oai. Tôi bị hen phế quản 16 năm nay. Cứ thay đổi thời tiết là khó thở. Đã chữa trị nhiều nơi không khỏi. Vừa ho, hen kéo dài tiến tới suy nhược cơ thể. Được người mách bảo, tôi đến Thọ Xuân Đường chữa trị. Sau khi uống 26 thang thuốc sắc và thuốc viên, hiện bệnh của tôi đã ổn định".

"Tôi là Ngô Thị Liên mẹ cháu Nguyễn Mạnh Đức địa chỉ Phụ Chính, Hoà Chính, Chương Mỹ, Hà Nội. Cháu Đức bị hen phế quản từ bé, tôi đã đi chạy chữa cho con nhiều nơi không khỏi, được người mách bảo, tôi có tới Thọ Xuân Đường xin được điều trị cho cháu. Sau điều trị 4 tháng, hiện cháu không bị hen nữa, gia đình tôi vô cùng phấn khởi, cảm ơn nhà thuốc rất nhiều".

"Tôi là Trần Thị Thành địa chỉ Đậu Gia Khánh, Nguyễn Trãi, Thường Tín. Con trai tôi tên là Trần Trung Hải Lúc cháu 11 tuổi bị bệnh hen rất nặng, khi thay đổi thời tiết gia đình chúng tôi vô cùng thương cháu: cháu thở rít từng cơn, cổ như thắt lại, người gầy xanh tím tái… Gia đình chạy chữa cho cháu rất nhiều nơi nhưng không khỏi.  Được bà con trong làng giới thiệu, tôi có lên kể bệnh và xin thuốc ở Thọ Xuân Đường. Sau một thời gian điều trị cháu đã khỏi hẳn. Cháu Hải năm nay đã 19 tuổi, người khoẻ mạnh, bệnh hen mãn tính đã nhiều năm nay không tái phát lại nữa. Gia đình chúng tôi vô cùng phấn khởi. Đã nhiều năm nay, con cháu tôi bị ho, bị đi ngoài, bị cam… đều lên lấy thuốc của Thọ Xuân Đường chỉ 1 đến 2 lần là khỏi". 

"Tôi là Nguyễn Thị Chinh ở Đình Tổ, Nguyễn Trãi, Thường Tín. Con trai tôi là Vũ Văn Công, 14 tuổi. Cháu bị hen phế quản đã 10 năm nay gia đình đã đi chạy chữa cho cháu rất nhiều nơi nhưng không khỏi. Tôi được bà con giới thiệu có lên kể bệnh và xin thuốc tại Thọ Xuân Đường. Hiện nay cháu béo khoẻ ra, thay đổi thời tiết không bị lên cơn hen như trước nữa. Gia đình tôi vô cùng phấn khởi, biết ơn người đã cứu con tôi khỏi cơn bệnh tật". 

"Tôi là Lê Văn Thông, vợ là Nguyễn Thị Trường 43 tuổi ở Thiệu Thịnh, Thiệu Hoá, Thanh Hoá. Vợ tôi bị hen phế quản từ năm 1991, cứ làm nặng hoặc thay đổi thời tiết là bị hen, khó thở, người gầy yếu. Được người mách bảo tới Thọ Xuân Đường lấy thuốc cho vợ uống. Sau khi uống 120 gói hen phế quản hiện vợ tôi đã khỏi, bệnh ổn định, không lên cơn hen nữa".

"Tôi là Phạm Thị Hương ở tập thể Thanh Nhàn. Tôi có một cháu gái 2 tuổi, cháu bị hen phế quản, đã đưa cháu đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội nhưng cháu không hề giảm, cứ trái gió trở trời là cháu lên cơn hen thở khò khè suốt đêm ngày. May quá được bè bạn giới thiệu tôi xuống nhà thuốc xin đơn, hiện giờ cháu rất khoẻ mạnh và tôi đã giới thiệu cho hai ba trường hợp đến chữa ở nhà thuốc đều khỏi". 

"Tên là Nguyễn Thị Lượt 39 tuổi, ở Văn Trai, Văn Phú, Thường Tín. Tôi bị hen phế quản đã 12 năm nay. Cứ thay đổi thời tiết là bị thở rít từng cơn vô cùng khổ sở, người sa sút gầy yếu. Tôi được người mách bảo, có ra nhà thuốc Thọ Xuân Đường điều trị, tôi đỡ dần và khỏi hẳn đã hơn một năm nay. Gia đình tôi vô cùng sung sướng". 

"Tôi là Trần Thị Thân, con tôi là Trần Trung Nam 15 tuổi ở Bạch Lao, Thanh Văn, Thanh Oai. Năm 8 tuổi cháu bị hen phế quản, cứ thay đổi thời tiết là khó thở, mệt mỏi. Đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Tôi được người giới thiệu ra Thọ Xuân Đường lấy thuốc cho cháu. Sau một thời gian điều trị cháu đã khỏi hẳn, thay đổi thời tiết không bị nữa. Gia đình chúng tôi vô cùng sung sướng, cảm ơn nhà thuốc đã chữa trị cho con tôi khỏi bệnh". 

Với phương thuốc gia truyền 16 đời do ngự y Phùng Văn Đồng - Thái y viện triều Lê truyền lại kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm và những nghiên cứu mới, Thọ Xuân Đường đã chữa khỏi hoàn toàn cho hàng nghìn người mắc bệnh hen phế quản, viêm phế quản mãn bằng Nam y.

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

Kỷ lục Guinness Nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam

Đỉa chỉ: Số 5-7 Khu thuỷ sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline/Zalo:  0943986986 – 0937638282 - 0943406995

Facebook: Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường

Website: http://dongythoxuanduong.com.vn

 Tình Vũ

comment Bình luận

largeer