Chuyện chưa kể tại Trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 Vĩnh Long

Bộ Y tế thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 gọi tắt là ICU có quy mô 200 giường ở Vĩnh Long, đồng thời điều động các chuyên gia y tế gồm Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và các y bác sĩ, điều dưỡng đến hỗ trợ Vĩnh Long trong công tác phòng chống dịch.
16/10/2021 19:21

Những câu chuyện của lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 chưa bao giờ kể hết được những nỗi vất vả, khó khăn của họ, nhưng họ vẫn ngày đêm thầm lặng chiến đấu vì một bình yên cho Tổ quốc. 

Empty

Đầu tháng 8/2021, 21 "chiến sĩ áo trắng" của Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã lên đường vào Vĩnh Long chi viện với quyết tâm khi nào kiểm soát được dịch bệnh mới trở về.

Empty

PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Sau 1 tuần chúng tôi vào đây, đã xác định đặt địa điểm trung tâm này tại tòa nhà 4 tầng của Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long. Sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long thì tất cả các nhà thầu cũng đã vào đây, sửa chữa, cải tạo lại tòa nhà này để mong muốn tòa nhà này sớm đi vào hoạt động trong vòng 7 đến 10 ngày. Hoạt động cuốn chiếu từng tầng với mỗi khu vực một để có thể đảm bảo công tác điều trị, hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19. Với trang thiết bị y tế thì Bộ Y tế đã hỗ trợ 1 lô hàng, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đem thêm vào, cùng với những trang thiết bị của tỉnh đều được sử dụng cho Trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 này. Vấn đề về nhân lực thì Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ phối hợp với Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long để chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân COVID-19". 

Empty

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thành - Trung tâm Nội tiết Chuyển hóa di truyền và Liệu pháp phân tử, Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thành - Trung tâm Nội tiết Chuyển hóa di truyền và Liệu pháp phân tử, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Từ khoảng thời gian huy động cho đến lúc quyết định đi chống dịch là có 2 ngày. Có 2 ngày để chuẩn bị đồ đạc nên hành trang cũng không có nhiều, tinh thần đi cống hiến dập dịch luôn sẵn sàng".

Empty

Điều dưỡng Nguyễn Văn Trường - Khoa điều trị tích cực Ngoại khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương

Điều dưỡng Nguyễn Văn Trường - Khoa điều trị tích cực Ngoại khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ: "Được sự thấu hiểu và cảm thông từ phía gia đình, nhất là người vợ cũng làm trong ngành, khi tôi nói ra ý định lên đường đi chống dịch thì cũng rất ủng hộ".

Empty

Điều dưỡng Trần Thu Hằng - Khoa điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương

Điều dưỡng Trần Thu Hằng - Khoa điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ: "Có nói với bố mẹ về việc đi chống dịch, bố mẹ ủng hộ quyết định này - là người làm trong ngành y thì khi nào cần phải có mặt".

Empty

TS. BS Phan Hữu Phúc - Phó Trưởng khoa điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương

TS. BS Phan Hữu Phúc - Phó Trưởng khoa điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Ban đầu chúng tôi có hơi choáng về tình trạng nặng của bệnh nhân. Đây là điểm cuối trong vấn đề điều trị bệnh nhân nặng, nhìn thấy những khó khăn của các đồng nghiệp, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu. Các y bác sĩ, điều dưỡng làm việc trong các kíp trực để đảm bảo bệnh nhân trong khu vực đó đều được chăm sóc, điều trị 24/24. Sau 1 tuần những bệnh nhân nặng vẫn tiếp tục tăng lên, cũng có những bệnh nhân có chuyển biến tích cực, số ca tử vong cũng giảm hơn so với 2 tuần trước đó. Đây là những kết quả bước đầu nhưng cũng là tín hiệu khả quan, động lực cho đội ngũ y bác sĩ".

Empty

TS. BS Phan Hữu Phúc đã có nhiều năm điều trị bệnh nhân, tại đây ông đã xây dựng một quy trình điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. TS Hữu Phúc cho biết thường những người có bệnh nền khi mắc COVID-19 diễn tiến bệnh nặng, tuy nhiên thực tế tại Trung tâm hồi sức tích điều trị bệnh nhân COVID-19 thì có hơn 1/3 ca bệnh nặng là người dưới 50 tuổi, thậm chí 26 - 27 tuổi không có bệnh nền. Thời điểm đó, hầu hết các bệnh nhân này đều chưa được tiêm vaccine. Chứng kiến những cảnh đó những y bác sĩ, điều dưỡng luôn cố gắng hết mình để điều trị cho họ chóng hồi phục để trở về với cộng đồng. 

Empty

BS Đoàn Văn Hùng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

BS Đoàn Văn Hùng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, cho biết: "Gần như 200% quân số anh em tự nguyện ở lại trong khu vực cách ly để điều trị bệnh nhân luôn".

Empty

BS Đoàn Kiến Thức - Khoa Ngoại tổng Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

BS Đoàn Kiến Thức - Khoa Ngoại tổng Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, cho biết: "Đã quá quen nên không còn nghĩ là các y bác sĩ của Trung ương hay y bác sĩ của tỉnh Vĩnh Long mà đều là người của tuyến đầu chống dịch. Hàng ngày mỗi y bác sĩ phải mặc bộ quần áo bảo hộ từ 5 - 6 tiếng, cùng với cường độ công việc nhiều".

Empty

Đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương có nhiều kinh nghiệm trong điều trị cho bệnh nhân, trong đó ai cũng có sự nhiệt huyết, ý chí quyết tâm nỗ lực phối hợp cùng lực lượng y tế tỉnh Vĩnh Long chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Empty

Các bệnh nhân ở đây đều không có người thân chăm sóc như vậy đều nhờ vào sự giúp đỡ của các điều dưỡng. Vì thế những điều dưỡng ở đây đều phải chăm sóc bệnh nhân từ việc ăn đến vệ sinh cá nhân, đồng thời phải luôn luôn theo bệnh nhân muôn gì, cần gì để đáp ứng kịp thời. Với các bác sĩ ở đây phải chiến đấu từng giây, từng phút, từng giờ để dành sự sống cho bệnh nhân. Mọi công việc đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng, điều trên hết là giữ an toàn cho bản thân vì nơi này có khả năng lây nhiễm chéo rất cao.

Empty

Vì làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm nên hạn chế tiếp xúc người ngoài cũng như gia đình, vì công việc các bác sĩ, điều dưỡng ăn ngủ tại đây, ở chung 10 người 1 phòng. Họ tranh thủ từng phút, từng giây để điều trị bệnh nhân vượt qua bệnh tật, sẵn sàng chuẩn bị các kịch bản để đối phó với dịch bệnh. Ở đây, các y bác sĩ, điều dưỡng nêu cao tinh thần tận tâm, cống hiến vì người bệnh ở mức cao nhất, đồng hành cùng nhau để mang kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Empty

Nơi đây luôn sáng đèn, ánh sáng đó còn là ngọn lửa nhiệt huyết của đội ngũ y tế ngày đêm chiến đấu dành sự sống cho bệnh nhân COVID-19, ngày càng có nhiều ca chuyển nặng được hồi phục, đó cũng là niềm tin để các y bác sĩ, điều dưỡng chiến thắng đại dịch.

* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Nguyễn Trang

 

comment Bình luận

largeer