Sáng chế cabin chuyên chở bệnh nhân COVID-19 trong khu cách ly
Sáng chế Cabin chở bệnh nhân COVID-19
Kể từ khi dịch COVID-19 vào nước ta và có những diễn biến phức tạp, biết bao nhiêu sáng chế đã được lên kế hoạch và hoạt động thành công. Hầu như mọi sáng chế đều có cống hiến trực tiếp vào công cuộc chung tay đẩy lùi COVID-19; kể từ các sáng chế như thiết bị hỗ trợ chuyên chở bệnh nhân, cho tới các thiết bị làm mát, thông khí để hỗ trợ các nhân viên y tế trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt,…

Sáng chế Cabin chở bệnh nhân COVID-19 cũng là một sáng chế như vậy. Theo đơn đặt hàng của Trung tâm Y tế quận Liên chiểu, các sinh viên và giảng viên trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng đã bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu để tạo nên thành phẩm. Đúng như cái tên của sáng chế, sáng chế này đặc biệt có những đặc điểm phù hợp cho việc chuyên chở các bệnh nhân COVID-19.

Với những công sức miệt mài ngày đêm để cho ra được thành phẩm hữu ích để vận dụng vào cuộc sống thường ngày, nhất là trong công cuộc chiến đấu với đại dịch COVID-19, họ - những con người cống hiến cho nền khoa học nước nhà đã mang đến điều mới mẻ.
Khó khăn trong việc tìm mua linh kiện
Thạc sĩ, thầy giáo Đặng Xuân Thủy – Giảng viên Khoa Cơ khí là người trực tiếp chế tạo nên thành phẩm. Thầy Xuân Thủy cho biết, quá trình chế tạo bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Từ lúc lên ý tưởng và thiết kế, chế tạo, ông cho rằng sản phầm chỉ mất có 15 ngày để hoàn thiện. Song, do sự phức tạp của dịch bệnh, thời gian thực sự đã “ngốn” lên đến 1 tháng.

Chia sẻ thêm về khó khăn, thầy giáo Đặng Xuân Thủy cho biết ông gặp khó khăn trong việc tìm mua các linh kiện để gia công. Hơn nữa, do phải giãn cách xã hội, nhóm nghiên cứu không thể tập trung đông để dốc sức chế tạo. Vì thế, sản phẩm từ đầu tới cuối đều do một mình thầy Thủy đảm nhiệm; khiến cho thời gian thực tế cho ra sản phẩm lâu hơn so với dự đoán. Cabin chuyên chở bệnh nhân COVID-19 trong khu cách ly đã hoàn thành sau 1 tháng từ ngày lên ý tưởng.
Nhưng không vì những khó khăn trước mắt mà làn chùn bước chân của người thầy giáo này. Ông đã cho ra đời sản phẩm này bằng tất cả những tâm huyết của mình. Với cách làm của ông đã gấp rút hoàn thành nhanh nhất để phục vụ công tác chống dịch trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Giảm thiểu khả năng phát tán virus ra ngoài
Dịch COVID-19 là một loại dịch phức tạp và cabin để chuyên chở người bệnh cũng phải có những đặc điểm hợp lý. Với cách sử dụng dễ dàng, thuận tiện và ứng dụng được luôn vào thực tế, cabin này có nhiều ưu điểm và lợi thế.

Thầy giáo Đặng Xuân Thủy cho biết cabin được làm từ chất liệu nhôm, bên trong khoang có ghế ngồi có thể lật nằm được. Bên trong khoang còn có hệ thống phun khử khuẩn, quạt hút gió, đén chiếu sáng,… Đồng thời cabin phải thỏa mãn yêu cầu cho 1 buồng áp lực âm.
Do làm từ chất liệu nhôm nên buồng cabin không hề quá nặng. Cabin có thể được kéo bằng xe máy, xe đạp điện hoặc thậm chí là kéo đi bằng tay. Khoang trong có ghế ngồi, nằm được và thông gió, đảm bảo tối đa được sự thoải mái cho người dùng. Đồng thời, khoang có hệ thống khử khuẩn và áp lực âm, nên virus COVID-19 được “cách ly” hoàn toàn ở trong khoang, giảm thiểu khả năng phát tán virus ra ngoài.

Theo Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, cabin sẽ được tối ưu cho việc chở các bênh nhận nghi ngờ mắc COVID-19 từ khu cách lý tới các khoa, khám cận lâm sàn. Nhờ vào các đặc tính của nó, cabin giúp giảm thiểu khả năng phát tán virus ra các khu vực của bệnh viện.
Hiện tại sáng chế đang được thử nghiệm tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và đã sẵn sàng triển khai cho đơn vị có nhu cầu để phục vụ chống dịch COVID-19 hiệu quả, an toàn.
Đất nước cần lắm những con người như họ để mang đến một cuộc sống mới vừa kiểm soát được dịch bệnh mà người dân an tâm hơn khi trở lại với đời thường.
* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Phúc Hưng

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am