Chuyên gia chỉ ra 6 cách nhận biết mắt trẻ bị lác

Mắt của chúng ta luôn nhìn đồng thời cùng 1 hướng. Mắt bị lệch hướng so với mắt còn lại sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như thị lực, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đối với trẻ em, không những ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn gây ảnh hướng chức năng thị giác lâu dài.
16/02/2023 15:22

Bác sĩ CKI.Lưu Thị Thiều Hoa của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tư vấn 6 cách nhận biết mắt bé bị lác:

1. Quan sát trẻ thấy thường nheo mắt, nháy mắt hoặc quay đầu để cố gắng nhìn một vật rõ hơn.

2. Khi nhìn đối diện, có thể thấy 1 mắt thẳng, 1 mắt lệch hướng (lên trên, xuống dưới, lệch phải, lệch trái).

3. Quan sát di chuyển của mắt, có thể sẽ thấy 1 mắt chuyển động, 1 mắt đứng yên.

4. Thử dùng tay che 1 mắt và quan sát chuyển động của mắt còn lại, nếu mắt chuyển động nhiều thì cần đưa bé đi khám sớm.

5. Theo dõi biểu hiện của trẻ, trẻ cố gắng che 1 mắt để nhìn.

6. Ánh mắt chậm phản ứng với người đối diện cũng là một dấu hiệu điển hình cho thấy thị lực của trẻ đang kém.

Ảnh: BVMHN

Ảnh: BVMHN

Cần làm gì nếu nghi ngờ con bị mắt lác?

BS Hoa cho biết: “Mắt lác có thể chữa được nhưng kết quả sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể, thời gian mắc bệnh. Vì vậy, khi phát hiện con có biểu hiện nghi ngờ lác, cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt”.

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lác mắt cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Theo các nghiên cứu trên thế giới, điều trị lác trước 3 tuổi thì tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu càng trì hoãn, mắt trẻ sẽ có nguy cơ nhược thị cao nên khả năng phục hồi kém, ảnh hưởng đến sự phát triển, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer