Chuyên gia đưa ra những lưu ý đối với F0 điều trị tại nhà

Các y bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện 19-8, Hà Nội đưa ra những điều cần lưu ý đối với F0 điều trị tại nhà.
30/12/2021 16:13

Dưới đây là một số chia sẻ về việc điều trị F0 tại nhà, anh/chị có thể tham khảo.

Chuẩn bị gì khi anh/chị trở thành F0 và điều trị tại nhà?

Nếu không may nhiễm COVID-19, anh/chị cách ly điều trị tại nhà trước tiên anh/chị hãy bình tĩnh – Báo ngay với y tế địa phương để họ biết và đưa mình vào diện theo dõi.

1.Khi một người trong gia đình mình xét nghiệm dương tính, thì anh/chị cần làm test nhanh cho tất cả các thành viên trong gia đình, để xác định xem còn ai bị nhiễm hay không? Test lại sau 8 tiếng để xác định chính xác nhất việc mình là F0.

fo-tai-nha-1639630024104935336196

(Ảnh minh họa)

2. Hãy chuẩn bị 1 phòng riêng để cách ly người nhiễm và những thành viên F1 còn lại, không sử dụng chung vật dụng với người khác đặc biệt luôn đeo khẩu trang.

3. Một số thuốc/vật tư dự phòng cần có trong nhà:

- Cặp nhiệt độ - Máy đo nồng độ oxy máu.

- Thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg sử dụng khi sốt >38,5*C, có thể lặp lại mỗi 4-6h không quá 4 viên/ngày. Đối với trẻ em nếu sốt >38,5*C thì sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần.

- Nước bù điện giải Oresol – hoặc uống nhiều nước >2lit/ngày (nên uống nước ấm)

- Một số loại thuốc ho, long đờm VD: bromhexin, acetylcystein, hoặc siro ho thảo dược.

- Vitamin C – D và Kẽm

- Đảm bảo dinh dưỡng, không bỏ bữa, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

- Tập thể dục nhẹ nhàng, tập hít thở sâu.

4. Một số dấu hiệu F0 trở nặng – cần sự giúp đỡ về y tế:

- Cảm thấy khó thở, đau tức ngực.

- Không thể tỉnh táo, da nhợt nhạt, mệt lả, không tự đi lại, đầu ngón tay chân lạnh.

- Nhịp thở nhanh >25l/phút và SpO2 trong máu dưới 94%, mạch nhanh trên 100 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer