Chuyên gia lý giải kiêng kỵ vào tháng cô hôn và Rằm tháng 7

Tại nhiều nước châu Á, tháng 7 âm lịch được coi là tháng dành cho người âm, còn được gọi là tháng cô hồn. Vì vậy, người ta thường tránh làm việc đại sự vào tháng này..., việc kiêng kỵ như vậy liệu có đúng? Lý giải về điều này, TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ ứng dụng tin học UIA sẽ cho chúng ta biết ro hơn.
17/08/2021 16:51

Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau hàng chục điều cấm kỵ như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối, không mua sắm ô tô và hàng hóa đắt tiền, không khai trương cửa hàng, không nhậm chức, không ký hợp đồng,... Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, cưới gả, xuất ngoại, hoặc không ký hợp đồng đầu tư dự án…

187599186_4686096424736517_6641678155650582763_n

TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ ứng dụng tin học UIA 

Đó chỉ là do tâm lý đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân, vì nghĩ rằng tháng 7 là tháng cô hồn, mọi sự tạm bợ giống như “đồ mã” là thứ để phục vụ cho việc cúng lễ rằm tháng 7. Mà đồ mã thì dễ khiến người ta liên tưởng đến những vật dụng mau hỏng, rẻ tiền, giả tạo, kém chất lượng, kém may mắn... Đó chính là những ám thị tiêu cực xuất phát từ việc kiêng kỵ từ lâu đời trong phong tục dân gian. Ngay cả việc khi ăn trái cây vào tháng 7 âm lịch thường cảm nhận không ngon, cứ sống sượng, chua chát hơn bình thường. Hoa quả không ngon là do thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng cũng một phần do ám thị mà ra, (người ta thường nghĩ là hoa quả bị "ma vày"). Tương tự như người ta hay kiêng: chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3, hoặc kiêng thứ 6 trùng với ngày 13... Tất cả những ám thị ấy gây ra tâm lý hoang mang, không yên tâm trong các quyết định của mình, từ đó khi triển khai sự kiện gì thì lại thiếu tập trung, thiếu kiên quyết, vì thiếu sự tin tưởng.

Có những việc kiêng kỵ vào tháng 7 là hoàn toàn có cơ sở vì ở nước ta tháng 7 âm lịch thời tiết rất đỏng đảnh, thoắt mưa thoắt nắng, lại là mùa mưa bão, khiến cho việc thi công xây dựng sẽ bị gián đoạn, độ ẩm liên tục thay đổi khiến chất lượng công trình sẽ bị ảnh hưởng, hoặc sự thay đổi bất thường của thời tiết cũng rất bất lợi khi tham gia gia thông.

Thời tiết thay đổi bất thường cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe (nhất là những người bị bệnh về huyết áp, tim mạch, xương khớp, hô hấp…) kéo theo trí tuệ cũng kém sáng suốt, ứng xử kém linh hoạt, tâm lý bất an, dễ sân hận…

Những nguyên nhân này gây ra sự kém hiệu quả trong một số lĩnh vực cộng với tâm lý bất an lo sợ về thế giới siêu hình, sợ ma quỷ quấy phá, đành chấp nhận “có kiêng có lành” nên mới sinh ra kiêng kỵ. Và vì nhiều sự việc kiêng kỵ vô lý, thiếu cơ sở khoa học nên dẫn đến mê tín dị đoan.

Do vậy, chỉ những lĩnh vực nào bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết thì mới nên lưu ý kiêng kỵ và tính toán, còn những lĩnh vực không liên quan thì cũng không nên quá câu nệ.

Theo luật nhân quả, nếu làm điều tốt đẹp thì bất kể ngày nào cũng là ngày tốt. Nhưng nếu ta chọn “ngày tốt” mà làm điều xấu ác thì cũng không thể có kết quả tốt lành. Bởi vậy, không nên quá câu nệ ngày tốt ngày xấu, mà điều chủ yếu là gieo hành vi tốt hay xấu mà thôi.

Ngày "tốt " làm điều xấu, ngày đó thành ngày xấu. Ngày "xấu" làm điều thiện, ngày đó thành ngày tốt.

Do vậy cũng không nên quá thành kiến về ngày rằm tháng 7 và tháng cô hồn, bởi nếu kiêng kỵ vô lý thì dễ bị kẻ xấu lợi dụng và hù dọa. Thực ra, nếu hay đi chơi đêm thì rất dễ “gặp ma" , nhưng đó là “ma trần” làm hại chứ chưa chắc đã phải là "ma âm".

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer