Chuyên gia lý giải về biến thể BA.2.75 của Omicron
Dư luận trong nước cũng không tránh khỏi những lo lắng và hoang mang. Tại sao biến thể mới lại mang biệt danh có tính thiên văn (Nhân mã), chúng ta đã biết gì về biến thể phụ này, và nó có thực sự là nguyên nhân gây lo lắng không?
Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện vào thời điểm đầu năm 2020, thế giới chỉ biết có một biến thể của virus SARS-CoV-2 kiểu hoang dã. Tại thời điểm đó không ai hình dung được đại dịch COVID-19 sẽ xảy ra những gì và virus SARS-CoV-2 sẽ biến chủng ra sao.

BA.2.75, dòng phụ thế hệ thứ 2 của Omicron (Ảnh: Nguồn itrernet)
Thời gian sau đó, khi các nhà khoa học bắt đầu phát hiện ra các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, từ đặc điểm của biến thể mà các nhà khoa học quan tâm hoặc lo lắng, thậm chí quan ngại có thể có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, vì vậy ban đầu họ đặt biệt danh cho biến thể của SARS-CoV-2 theo những tính chất như vậy. Các biến thể có biệt danh “Biến thể đáng quan tâm” (Variant of interest – VOI), “Biến thể đáng lo lắng” (Variant of concern – VOC), “Biến thể có hâụ quả nghiêm trọng” (Variant of High Consequence -VOHC)…đã xuất hiện theo cách như vậy. Có thời điểm các nhà khoa học đã đặt tên các biến thể của SARS-CoV-2 theo địa điểm lần đầu nó xuất hiện, như biến thể Kent (một hạt Đông Nam nước Anh), biến thể Nam Phi, biến thể Ấn Độ, biến thể Brazil…
Sang đến năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nỗ lực thay đổi cách đặt tên. Tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 được đặt theo bảng chữ cái Hy Lạp, trong nỗ lực nhằm hạn chế phân biệt chủng tộc và bài ngoại (tổng thống Mỹ Donal Trump đã từng gọi chủng virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 là virus Trung Quốc (China virus) do lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc và gây ra rất nhiều tranh cãi). Theo đó, “Biến thể Kent” được đặt tên lại là “Biến thể Alpha”, “Biến thể Nam Phi” được gọi lại là “Biến thể Beta”, “Biến thể Ấn Độ” có tên mới là “Biến thể Delta”, “Biến thể Brazil” trở thành “Biến thể Gamma” v.v…
Ngày 22/11/2021 tại một phòng xét nghiệm ở Botswana, Nam Phi một “hậu duệ” nữa của virus SARS-CoV-2, khác với các biến thể trước đó, lần đầu tiên được phát hiện và đặt tên là Omicron. Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 7/2022), biến thể này đã thống trị ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Và trong những tháng gần đây các biến thể phụ của biến thể Omicron liên tục xuất hiện, gây lo ngại cho cộng đồng thế giới.
Một trong số đó, được giới chuyên môn đặt tên là BA.2.75. Trên mạng xã hội biến thể BA.2.75 được đặt biệt danh là Centaurus (Nhân Mã). Việc đặt tên này làm cho nhiều người nghĩ rằng có thể một biến thể mới giống như Alpha, Beta, Delta có thể đã xuất hiện và lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, biến thể phụ này lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ vào tháng 5/2022 và được đánh giá có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể phụ Omicron khác. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa chỉ định BA.2.75 là một biến thể đáng quan tâm theo đúng nghĩa cuả nó.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã chỉ định nó là một “biến thể đang được theo dõi” vào ngày 7 tháng 7 năm 2022 vì nó đã được phát hiện ở các nước Châu Âu bao gồm cả Vương quốc Anh và Đức. Tiến sỹ Spyros Lytras, một nhà nghiên cứu về virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học Glasgow, nói với Medical News Today: “Tôi đồng ý với cách tiếp cận hiện tại của WHO về việc không vội chỉ định đặt tên bất kỳ biến thể phụ mới nào của biến thể Omicron là “Biến thể đáng quan tâm”. Sự xuất hiện của Omicron là một sự kiện rất quan trọng trong quá trình tiến hóa của virus cũng như sự tiến triển của đại dịch. Như vậy, nếu chúng ta đặt tên cho mọi biến phụ Omicron bằng một chữ cái mới trong tiếng Hy Lạp, sẽ làm cho có những suy nghĩ sai lệch về tầm quan trọng của Omicron ở thời điểm hiện tại”.
TS. BS. Lê Kiến Ngãi - Khoa Dự Phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am