Cơ hội và thách thức nào cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước cơn bão COVID-19

Làn sóng COVID-19 khiến cho con người phải chạy đua và thích nghi với sự biến đổi xoay chuyển của dịch bệnh. Và với các doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, trước cơn bão này, họ cũng nhanh chóng thích ứng sáng chế ra nhiều sản phẩm ứng dụng trong phòng chống dịch COVID-19.
26/10/2021 10:56

Tại chương trình "Đối thoại mở - 21 sắc thái lướt COVID" diễn ra vào ngày 24/10, các chuyên gia đã cùng thảo luận về sự ứng biến của doanh nghiệp, những thay đổi về chính sách để giúp cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thích nghi trong làn sóng COVID-19 này.

Theo ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ: COVID-19 lan tỏa rất nhanh và chúng ta cũng phải thích ứng thật nhanh trước bối cảnh này. Sự sáng tạo trong cộng đồng, những giải pháp để thích ứng trong mọi hoàn cảnh chỉ có cộng đồng mới có thể tạo ra và ứng biến nhanh nhất. Do đó, chính sách của nhà nước cũng phải có sự thay đổi nhanh chóng như vậy. Đơn cử như nhiều nước trong thời gian vừa qua cũng đã ra nhiều quy định đặc thù, chính là luật nhưng áp dụng ngay tại chỗ, ngay tại thời điểm đó.

dacthaicovid

Ông Phạm Hồng Quất đưa ra ví dụ tại Singapre, trước bối cảnh đại dịch COVID-19, họ có thể đưa ra hàng chục quy định đặc thù ngay lập tức nhằm đưa những ứng dụng công nghệ mới, những giải pháp sáng tạo mới ứng dụng nhanh nhất trong kinh doanh, sức khỏe, chẩn đoán, tư vấn chữa trị,… Còn theo truyền thống các thiết bị y tế phải trải qua rất nhiều thử nghiệm, từ quy trình, phê duyệt các hội đồng,... do đó, nếu theo truyền thống như vậy thì mình không thể thích ứng được. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần có nhiều quy định đặc thù để ứng dụng giải pháp của những startup, doanh nghiệp, người dân, những người sáng chế không chuyên,... để chúng ta có một giải pháp nhanh, thích nghi với mọi điều kiện.

Là Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo TECHFEST Vietnam 2021 - ông Trần Giang Khuê cho hay: Chúng ta có thể thấy, trong đại dịch COVID-19 các hoạt động đổi mới sáng tạo và sáng chế liên tục phát triển không ngừng và Việt Nam chúng ta cũng rất thành công. Phải kể đến những hoạt động đổi mới sáng tạo từ chính phủ, các bộ ngành cùng phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ. Trong làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19, các hoạt động đổi mới sáng tạo ở trong đời sống, kể cả trong việc ban hành cơ chế chính sách đã giúp chúng ta chuyển mình cũng như là định hướng thay đổi và thích ứng với tình hình mới của COVID-19.

Bên cạnh đó, chúng ta đã cải tiến những cái cũ sẵn có, trong đó có việc ứng dụng hình ảnh những cái của thế giới đã có, từ những sáng chế, vaccine của thế giới, công nghệ về y tế chăm sóc sức khỏe,... để vận dụng vào Việt Nam. Điều này cùng với sự biến đổi nhanh chóng của dịch COVID-19 đã giúp cho Việt Nam nâng cao chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tránh đứt gãy nền kinh tế và tạo ra những giải pháp mới, những giải pháp mà từ trước đến nay chưa có. Từ những sáng chế mới đã giúp cho chúng ta trụ vững hơn trong những bối cảnh thách thức rất lớn của COVID-19. 

Ông Trần Giang Khuê chia sẻ: Làn sóng COVID-19 bắt buộc chúng ta phải thay đổi, khi đó chúng ta đã đưa ra rất nhiều sáng chế từ những cái nhỏ nhất như cây ATM gạo, ATM oxy, buồng khử khuẩn hay những cái lớn hơn kể cả vaccine nanocovax, kit test nhanh, hệ thống quản lý tình hình dịch bệnh COVID hoặc quản lý công việc để phân ra vùng đỏ, vùng vàng, vùng xanh ở P HCM và các tỉnh khác,... Đấy chính là sự đổi mới sáng tạo liên tục và đương nhiên là trong những cách đổi mới sáng tạo liên tục này thì chúng ta thấy nó đến từ mọi nơi, từng cá nhân, từng cộng đồng xã hội khi ở trong từng lĩnh vực.

Trong bối cảnh này, không ngoại trừ bất kỳ 1 ai, tất cả những người làm cơ chế chính sách cách hay là những cơ quan cao hơn sơn kể cả ở trong cộng đồng chính là doanh nghiệp, những người chịu thiệt thòi nhiều nhất cũng phải thay đổi. Và một trong những chuyển biến thay đổi của doanh nghiệp mà chúng ta thấy rất rõ đó là áp dụng chuyển đổi số, áp dụng những công nghệ online để chúng ta có thể vẫn được vận hành khi mà tất cả mọi người phải đóng cửa.

Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có ý tưởng mới, giải pháp hay nhưng họ không đăng ký sở hữu trí tuệ bởi có những doanh nghiệp, họ đổi mới sáng tạo không ngừng, nhất là trong thời kỳ COVID, họ sẽ liên tục đổi mới hàng ngày, hàng giờ và đôi khi quyền sở hữu trí tuệ không theo kịp với sự đổi mới sáng tạo của họ. Do đó, nhiều  doanh nghiệp không cần quyền sở hữu trí tuệ vì họ liên tục thay đổi, liên tục phát triển thì tất cả đời sống, xã hội cũng sẽ đi theo họ.

Ông Trần Giang Khuê cho biết thêm, về giá trị sản phẩm của doanh nghiệp, tôi rất mong muốn có chính sách hỗ trợ những cơ chế nhiều hơn đối với hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung và cơ chế nói riêng. Để sau đại dịch COVID, các nhà sáng chế không chuyên, các nhà sáng tạo sẽ có nhiều môi trường phát triển hơn và đóng góp nhiều hơn cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng, xã hội.

 Thu Trang

comment Bình luận

largeer