Có nên tiến hành phẫu thuật kích thích não sâu điều trị Parkinson giai đoạn nặng?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa lành hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh Parkinson có chất lượng sống tốt hơn.
Bệnh khá phổ biến
Theo TS BS. Trần Ngọc Tài - Phó trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, mỗi năm, khoa Thần kinh theo dõi và điều trị cho gần 3.000 trường hợp người bệnh Parkinson, số lượng người bệnh đến khám có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Ở giai đoạn đầu, việc điều trị cho người bệnh Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Trong khoảng 4 - 5 năm đầu tiên sau khi khởi phát bệnh, thuốc thường phát huy hiệu quả suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi bệnh Parkinson tiến triển nặng hơn, hiệu quả của thuốc không kéo dài cho đến liều kế tiếp (còn gọi là hiện tượng “dao động vận động”).
Một ca phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phạm Hùng
Khi thuốc hết tác dụng, các triệu chứng của bệnh như run, chậm vận động, đi lại khó khăn có thể xuất hiện trở lại. Khi người bệnh uống liều thuốc kế tiếp, các triệu chứng lại cải thiện và khoảng thời gian hiệu quả tốt này được gọi là giai đoạn “bật”, trong khi khoảng thời gian mà triệu chứng nặng lên được gọi là giai đoạn “tắt”. Người bệnh cũng có thể xuất hiện các cử động không tự ý (như xoắn vặn, xoay) được gọi là loạn động. Những cử động này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu
TS BS. Trần Ngọc Tài cho biết, ở giai đoạn muộn, bác sĩ có thể điều chỉnh liều và thời gian uống thuốc của người bệnh để giảm thời gian “tắt” và loạn động. Nhưng khi thuốc không còn kiểm soát được các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh thực hiện kích thích não sâu (DBS) giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Phương pháp này cũng được yêu cầu khi người bệnh bị rối loạn vận động do tác dụng phụ của thuốc levodopa. Đây là một loại phẫu thuật não trong đó một dây điện mỏng, nhỏ và cách điện (được gọi là điện cực) được đặt vào trong phần sâu của não. Điện cực được kết nối với một dụng cụ giống như máy tạo nhịp tim được đặt dưới da ở vùng ngực. Dụng cụ này dẫn truyền các tín hiệu điện tới một vùng trong não giúp kiểm soát vận động. Sự kích thích đối với vùng não này có thể cải thiện giai đoạn “tắt” và giảm loạn động.Ông N.M.P. (63 tuổi, ngụ tại Đà Nẵng) mắc bệnh Parkinson đã hơn 13 năm, đang điều trị bằng thuốc levodopa với liều lượng 300mg (5 lần mỗi ngày). Ông P. còn được bổ sung thuốc đồng vận dopamine và thuốc chống ảo giác. Tuy nhiên, mỗi cữ thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng 2 - 3 giờ. Khi hết thuốc hết tác dụng, chân của ông P. cứng đờ không đi lại được, khi thêm liều thuốc thì đi lại tốt nhưng bị ảo giác, hoang tưởng. Dù bác sĩ đã cho ông ngưng dùng đồng vận dopamine nhưng tình trạng ảo giác vẫn còn.
Sau khi ông P. tái khám tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, ông được bác sĩ chẩn đoán bị tác dụng phụ của thuốc levodopa, tư vấn phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu để giảm liều thuốc uống, cải thiện triệu chứng vận động. Người bệnh được phẫu thuật kích thích não sâu vào tháng 7/2020, đến nay tình trạng sức khỏe ổn định hơn, hết ảo giác, hoang tưởng, giảm thiểu triệu chứng “bật - tắt” và giảm lượng thuốc levodopa chỉ còn 100mg (3 lần mỗi ngày).
Theo TS BS. Trần Ngọc Tài, sau phẫu thuật kích thích não sâu, bác sĩ cần phải điều chỉnh kích thích thông qua máy kích thích thần kinh và điều chỉnh thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Thông thường sự điều chỉnh tối ưu đạt được sau phẫu thuật khoảng 3 - 6 tháng.
Phương pháp này được đánh giá là một thủ thuật an toàn, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ như xuất huyết, đột quỵ trong lúc phẫu thuật hoặc các tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua do sự kích thích như tăng cân, khó tìm từ, giảm chất lượng lời nói… Do đó, người bệnh cần được thực hiện tại một trung tâm phẫu thuật thần kinh chuyên sâu để được tư vấn, đánh giá trước mổ và điều trị sau mổ một cách chính xác nhằm đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Theo Kinh tế Đô thị
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm