Công dụng làm thuốc của cây cần thăng

Cây cần thăng có lẽ không quá xa lại với những người khoái chơi cây cảnh. Với ý nghĩa thiện lành rằng “cần cù sẽ được thăng tiến”, loài cây này đã được mọi người ưu ái đặt nơi làm việc hay nơi công sở như một lời nhắc nhở trong công việc. Không chỉ vậy, loại cây này còn được dùng điều trị nhiều bệnh.
12/10/2024 15:36

Công dụng của cây cần thăng

Cây cần thăng khá lành tính và có thể sử dụng để làm gia vị làm tăng mùi hương hoặc làm thuốc.

Cách dùng cần thăng trị mắt đỏ, xót

Cách dùng như sau: Hái một nắm lá cần thăng non, đem vào rửa thật sạch rồi để cho ráo nước. Khi lá đã ráo nước, cho vào một cái tô inox hoặc cối gỗ giã cho thật nhuyễn. Khi lá được giã nhuyễn, nếu khô quá thì cho 2 đến 3 thìa nước vào rồi trộn đều lên.

canthang

Cây cần thăng – cây cảnh làm thuốc (Ảnh: Caythuoc.org)

Tiếp theo, dùng bông gòn sạch (bông gòn y tế) để lên mắt sao cho kích thước miếng bông gòn phủ hết mắt. Sau đó, dùng muỗng múc phần lá cần thăng đã chuẩn bị để lên trên phần bông gòn.

Lưu ý: Người bệnh cần chớp mắt thường xuyên để nước lá cần thăng chảy vào mắt, đắp đến khi thấy phần bã khá khô ráo thì có thể ngưng. Mỗi ngày, có thể đắp 1 đến 2 lần, tốt nhất là vào buổi chiều hoặc tối để mắt có thời gian nghỉ ngơi sau khi đắp. Có thể ngừng khi mắt bạn đã hết đau hoặc nóng. Thường thì sau 2 ngày đắp, sẽ hết bị đau mắt.

Dùng cây cần thăng khi bị côn trùng hoặc bò sát cắn

Vỏ cây cần thăng có màu trắng xám và khá sần sùi. Quả còn non sẽ có vị nhẫn đắng. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây và quả cần thăng đều có thể làm dịu vết côn trùng đốt, khi kết hợp với một số loại cây khác có thể giúp giảm bớt hoặc trị khỏi các vết đốt bởi côn trùng hoặc một vài loài bò sát có độc.

Cách thực hiện như sau:

Làm dịu vết côn trùng đốt: Dùng vỏ cây và quả cần thăng, giã nhuyễn cùng nhau (nếu không ngay mùa quả thì chỉ dùng vỏ cây thôi cũng được), sau đó đắp cả bã (đối với những loại côn trùng lớn nhưng không có độc) hoặc chỉ chấm lấy phần nước rồi bôi (nếu vết cắn nhỏ của một số loại côn trùng bình thường như muỗi hoặc kiến). Như thế sẽ giúp làm dịu nhanh các vết côn trùng cắn.

Sơ cứu khi bị côn trùng, bò sát có độc cắn: Lấy vỏ cây và quả cần thăng, kết hợp với vỏ cây lộc vừng, giã nhuyễn rồi đắp lên vết cắn.

Do côn trùng và bò sát có rất nhiều loại, môi trường sống của chúng cũng không giống nhau nên độc tố của chúng cũng khác nhau. Vì vậy, sau khi đắp thuốc, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lại, tránh trường hợp nọc độc quá mạnh không thể loại bỏ hết hoặc bị nhiễm trùng (một số loài côn trùng sống ở nơi khá bẩn nên nọc của chúng có thể gây nhiễm trùng).

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer