COVID-19 làm thế giới đánh mất hơn 20 triệu năm tuổi thọ

Các nhà nghiên cứu đã so sánh tuổi của những người chết vì COVID-19 với tuổi thọ trung bình. Khi một người chết sớm, sự chênh lệch giữa hai cột mốc được coi là số năm tuổi thọ bị mất vì đại dịch.
20/02/2021 17:37

Phát hiện được công bố hôm 18/2 trên tạp chí Scientific Reports cho thấy, tổng cộng hơn 20,5 triệu năm tuổi thọ có thể đã bị mất trên toàn cầu do COVID-19. Trung bình, mỗi người chết vì COVID-19 mất đi 16 năm tuổi thọ.

Gần 45% số năm mất mát đó là ở những người từ 55 đến 75 tuổi. Những người trên 75 tuổi chiếm 25% số năm bị mất, dù phần lớn số người chết tập trung vào nhóm này. Những người dưới 55 tuổi chiếm khoảng 30% số năm bị mất.

Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu nhằm "nâng cao nhận thức" rằng các chính sách y tế công cộng trong thời kỳ đại dịch cũng nên bảo vệ những người trẻ tuổi. Đồng thời, họ đề xuất rằng các quốc gia nên quan tâm nhiều hơn đến việc giảm tỷ lệ tử vong ở nam giới, những người chết vì COVID-19 với tỷ lệ cao hơn phụ nữ.

tuoi tho

Aracely Iraheta chạm vào quan tài của chồng cô, Jose Agustin Iraheta, người đã chết vì COVID-19 ở bang Massachusetts, Mỹ

Nam giới chịu ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ

Nhóm tác giả - đến từ Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ - đã xem xét dữ liệu của hơn 1,3 triệu người chết vì COVID-19 tại 81 quốc gia cho đến hết ngày 6/1. Trong đó, chỉ khoảng 274.000 người đạt đến tuổi thọ đầy đủ trước khi chết vì bệnh.

Nhìn chung, nam giới bị ảnh hưởng nặng nề hơn phụ nữ, với số tuổi thọ mất đi nhiều hơn 44% so với nữ giới. Trung bình, đàn ông trong nghiên cứu sống đến 71 tuổi, so với 76 tuổi ở phụ nữ.

Một nghiên cứu vào tháng 12/2020 cho thấy nam giới có tỷ lệ cần điều trị chăm sóc đặc biệt đối với COVID-19 cao gần gấp 3 lần so với phụ nữ, và tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này cũng cao hơn 1,4 lần.

the-gioi-danh-mat-hon-20-_981613714190

Bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe của một bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế Providence Cedars-Sinai Tarzana ở Tarzana, bang California, Mỹ

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn tại sao lại có khác biệt trên. Một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ phát triển phản ứng tế bào T mạnh hơn với SARS-CoV-2, giúp hệ thống miễn dịch của họ xác định và tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn.

Nhưng ở một số quốc gia, nam giới cũng hút thuốc lá nhiều hơn phụ nữ và có tỷ lệ mắc các tình trạng sức khỏe từ trước cao hơn, điều này có thể khiến họ dễ phát triển các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Mặt khác tỷ lệ tuổi thọ bị mất giữa nam giới so với nữ giới không giống nhau ở mọi quốc gia. Nam giới ở các quốc gia thu nhập thấp như Cuba, Cộng hòa Dominica và Peru mất nhiều năm tuổi hơn phụ nữ, trong khi các quốc gia thu nhập cao như Phần Lan và Canada có con số tương đối giống nhau giữa các giới tính.

Điều này có thể đơn giản là do các quốc gia có thu nhập cao thường có tài nguyên y tế mạnh mẽ hơn, nhưng cũng có thể là các trường hợp tử vong ở nữ giới do COVID-19 ít được ghi nhận ở các quốc gia thu nhập thấp.

COVID-19 nguy hiểm hơn bệnh cúm theo mùa

Giờ đây, thế giới hiểu rõ rằng COVID-19 gây tử vong nhiều hơn so với bệnh cúm: Nó đã giết chết hơn 2,4 triệu người trên toàn thế giới trong 13 tháng. Trong khi đó, các bệnh đường hô hấp do cúm theo mùa gây ra, thường giết chết từ 290.000 đến 650.000 người mỗi năm.

Tại các quốc gia phát triển bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nghiên cứu cho thấy, số năm sống bị mất do COVID-19 có thể cao gấp 2 - 9 lần so với bệnh cúm theo mùa.

Tất nhiên, sự lây truyền COVID-19 vẫn tiếp tục trên khắp thế giới và một số quốc gia vẫn chưa hoàn thành việc thu thập dữ liệu về số ca tử vong do COVID-19 từ cuối năm 2020. Vì vậy, các tác giả khẳng định tổng số năm bị mất do COVID-19, có thể "tăng nhanh trong vài tháng tới".

Theo Phunuonline

comment Bình luận

largeer