Cuộc chiến COVID-19: Cần trí tuệ, bình tĩnh và nhất là ở các chặng đua cuối
Đấy là ý chí và nguyện vọng của toàn dân, là quyết tâm của Chính phủ, của ngành y tế. Thế nhưng, tôi muốn bổ sung, ngoài sự quyết liệt và tốc độ, chúng ta cần trí tuệ hơn, cần sự bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn hơn.
Chúng ta không nên sốt ruột khi thấy Mỹ, Israel và một số nước châu Âu có số ca nhiễm, số ca tử vong giảm mạnh. Nhất là khi họ công bố ngày sẽ dỡ bỏ giãn cách xã hội, mở cửa kinh tế và du lịch.
Chúng ta cũng không nên sốt ruột khi thấy các quốc gia láng giềng có tỷ lệ % dân số được tiêm vaccine lớn hơn.

Ông Đỗ Cao Bảo - Đồng sáng lập, Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT
Thực tế chống dịch COVID-19 trên toàn cầu trong những tháng qua đã chỉ ra, không phải cứ tiêm vaccine đủ cho 60%-70% dân số là đạt được miễn dịch cộng đồng, là chiến thắng dịch bệnh. Không phải quốc gia nào tiêm được vaccine nhiều hơn là dịch COVID-19 nhẹ hơn, thiệt hại kinh tế ít hơn.
Nên nhớ, "con virus" này còn nhiều điều bí hiểm, nhân loại vẫn chưa hiểu đầy đủ. Chúng ta mới chỉ nhìn sang Anh, Mỹ, Israel, Hungary, những quốc gia đang đạt kết quả tốt trong chiến dịch tiêm vaccine mà quên mất có những quốc gia khác đang ở tình thế rất đáng lo ngại dù đã tiêm vaccine tỷ lệ cao hơn cả Israel, cao hơn cả Anh, Mỹ, Hungary (rất tiếc là số quốc gia này lại khá nhiều).
Thực tế đã chỉ ra, cùng tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao như nhau nhưng kết quả lại hoàn toàn khác nhau. Có nhóm quốc gia khá tốt, nhưng có nhóm quốc gia không tốt, chúng ra mới chỉ nhìn vào nhóm tốt, mà không nhìn vào nhóm không tốt. Không có ai đặt câu hỏi, không có ai tìm hiểu tại sao các quốc gia này hiệu quả tốt, các quốc gia kia hiệu quả không tốt? Có gì đảm bảo Việt Nam chúng ta không rơi vào nhóm quốc gia không tốt?
Các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng số ca nhiễm, số ca tử vong vẫn cao có thể kể đến Seychelles, UAE, Bahrain, Chile, Uruguay, Maldives, Mông Cổ, Qatar.
Những quốc gia này đều đã tiêm vaccine đạt từ 54% đến 71,6%, tiêm đủ 2 liều từ 31% đến 65,1% dân số, thế mà số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn ở mức 7.200, 20.000 đến 146.000 ca, lần lượt cao gấp 30 lần, 86 lần đến 630 lần Việt Nam; số ca tử vong vẫn ở mức 33 đến 1.664 ca, cao gấp từ 40 lần đến 2.000 lần Việt Nam (quy đổi tính trên 100 triệu dân).
Như vậy, chúng ta cần phải lấy dữ liệu thực tế để đi tìm nguyên nhân. Chúng ta cần nghiên cứu họ đã tiêm những vaccine nào, tỷ lệ mỗi loại vaccine là bao nhiêu, công tác bảo quản, vận chuyển, tiêm chủng như thế nào, có gì sai sót không? Thời gian bắt đầu tiêm vaccine từ ngày nào, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là bao nhiêu ngày? Trong thời gian tiêm vaccine có giãn cách xã hội không, người dân có thực hiện 5K không?
Ngay cả Anh, nhiều người nhận thông tin về tình hình dịch chưa đầy đủ, họ tưởng rằng Anh đã gần đạt miễn dịch cộng đồng, sắp chiến thắng đại dịch. Nhưng thực tế sau 2 tháng số ca nhiễm mỗi ngày ở mức dưới 3.000 ca (ngày thấp 1.600 ca) thì 13 ngày nay - sau khi Anh nới lỏng giãn cách xã hội thì số ca nhiễm mới lại vọt lên trên 3.000 ca, ngày 2/6 lên 6.238 ca.
Vừa ngày 1/6, nước Anh vui mừng vì không có ca tử vong thì ngày 3/6 số ca tử vong lại vọt lên 18 ca. Trước tình hình ấy, chính phủ Anh buộc phải lùi ngày dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội vào 21/6 như đã công bố trước đây.
Điểm cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất, quyết định nhất là phải đạt trên 70% dân số được tiêm vaccine thì mới đủ để đạt miễn dịch cộng đồng. Đây là vấn đề khó khăn nhất, thách thức nhất của các nước phương Tây. Họ rất dễ dàng đạt 62%, nhưng từ 62% lên 70% thì rất khó, bởi số còn lại là những người không muốn tiêm vaccine, nhất định không tiêm vaccine.
Vì những lẽ trên, tôi cho rằng, ngoài việc quyết liệt, tốc độ trong việc mua và tiêm vaccine, chúng ta cần phải thật trí tuệ, thật bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn trong việc lựa chọn vaccine. Đồng thời, xây dựng phác đồ, quy trình vận chuyển, bảo quản và tiêm vaccine. Có chiến lược đúng cho chặng cuối cùng, lấy kết quả cuối cùng là đạt miễn dịch cộng đồng chứ không phải chạy đua về tốc độ tiêm vaccine với các quốc gia khác.
* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Phúc Hưng

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am