Đã bao nhiêu ngày Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng: Tính đến ngày 2/12 Việt Nam đã ghi nhận 2 ca lây nhiễm tại TP.HCM
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Hình minh họa
Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, chiều hôm qua (1/12) có thêm bốn ca nhiễm, trong đó có hai trường hợp lây nhiễm từ BN1347 tại TP HCM., hai trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hải Dương. Cụ thể:
- CA BỆNH 1348 (BN1348): nam, 1 tuổi, có địa chỉ tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với BN1347. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh ngày 30/11/2020 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh.
- CA BỆNH 1349 (BN1349): nữ, 28 tuổi, có địa chỉ tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với BN1347. Lấy mẫu ngày 30/11/2020, kết quả xét nghiệm ngày 01/12/2020 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
- CA BỆNH 1350 (BN1350): nam, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- CA BỆNH 1351 (BN1351): nam, 57 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Tổng số ca mắc COVID-19 là 1.351 trường hợp.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li) là 16.756.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến chiều hôm qua, nước ta đã chữa khỏi cho 1.195/1.351 bệnh nhân. Và cũng trong ngày hôm qua đã có thêm 16 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh gồm: BN1149-BN1240-BN1231-BN1237-BN1242-BN1241-BN1239-BN1206-BN1211-BN1212-BN1267-BN1266-BN1253-BN1257-BN1268-BN1129.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 5 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 4 ca, số ca âm tính lần 3 là 10 ca.
Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 64.116.440 ca, trong đó có 1.484.815 người thiệt mạng.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 44.324.715 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 18.306.236 ca và 105.798 ca đang điều trị tích cực.
Ngày 1/12, thế giới có tới 143 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng nhẹ.
Hình minh họa
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã ghi nhận hơn 14,08 triệu ca nhiễm COVID-19, sau khi ghi nhận thêm 157.558 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 2.356 ca, nâng tổng số lên 276.721. Tổng số người phục hồi là hơn 8,31 triệu người (tỉ lệ phục hồi đạt 59%).
Số ca mắc COVID-19 mới, tử vong và nhập viện trên toàn nước Mỹ đang tăng cao vượt tầm kiểm soát khiến các bệnh viện trở nên quá tải. Các số liệu dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sau Lễ Tạ ơn khi hàng triệu người Mỹ đã đi du lịch trong kì nghỉ lễ.
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 30/11 cho biết, hoạt động phân phối vắc xin có thể bắt đầu trong vài tuần tới và ông đang phối hợp với một số thống đốc khác về kế hoạch phân phối. Tuy nhiên, việc phân phối vắc xin COVID-19 trên diện rộng sẽ không diễn ra cho đến "cuối mùa Xuân hoặc đầu hè năm 2021".
Bang California cũng dự kiến sẽ nhận 327.000 liều vắc xin (liều thứ nhất) của Pfizer trong vòng 2 tuần tới, và tiếp đó là liều thứ 2 trong vòng 3 tuần sau, theo TTXVN.
Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 9,49 triệu ca nhiễm và 138.090 (1,5%, một tỉ lệ tương đối thấp) ca tử vong, tăng lần lượt 32.407 và 431 so với ngày hôm trước. Tỉ lệ phục hồi đạt 94% với tổng 8,92 triệu người đã khỏi bệnh.
Các trường hợp nhiễm COVID-19 và tử vong trong tuần qua ở Ấn Độ có giảm nhẹ nhưng vẫn đang ở mức cao.
Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 50.509 và 652 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 6,38 triệu và 173.817 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 5,6 triệu, tỉ lệ phục hồi đạt 90%.
Số ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày tại Brazil tăng mạnh trở lại. Giới chuyên gia đánh giá nước này có thể chưa vượt qua làn sóng COVID-19 đầu tiên.
Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, sau khi ghi nhận thêm 26.402 ca mắc và 569 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga tới hiện tại là hơn 2,32 triệu trường hợp, trong đó 40.464 trường hợp tử vong, và hơn 1,8 triệu người hồi phục (đạt 77%). Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Nga đang tăng dần. Các trường đại học ở Moscow và St.Petersburg sẽ chuyển sang hình thức học từ xa cho đến đầu tháng 2 để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh,, theo The Moscow Times.
Ngày 1/12, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết đại dịch COVID-19 đang đẩy số người cần hỗ trợ nhân đạo để tồn tại trên toàn thế giới lên mức cao mới, khiến số người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực tăng vọt chỉ trong vòng một năm. Cụ thể, cứ 33 người thì sẽ có 1 người cần được viện trợ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản như lương thực, nước sạch và vệ sinh vào năm 2021, tăng 40% so với năm nay - năm có tỷ lệ người cần viện trợ là 1/45, cao nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 24/11, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 9.366 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 27.960 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN vẫn có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực. Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thanh Hằng ( Tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm