Đà Nẵng phẫu thuật thành công ca bệnh bướu tái phát vùng cổ phức tạp

Bệnh viện 199 (Bộ Công an) tại TP. Đà Nẵng vừa phẫu thuật thành công ca bệnh khó, thời gian phẫu thuật kéo dài trong hơn 8 giờ đồng hồ, với 4 kỹ thuật mổ phối hợp.
28/09/2022 10:09

Bệnh nhân Đ.T.B (53 tuổi, trú tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), có bệnh sử đã phẫu thuật 2 lần cắt khối u vùng dưới hàm bên trái lấy bướu vào năm 2018 và cắt tuyến dưới hàm 2021 tại các bệnh viện lớn và không có thông tin kết quả giải phẫu bệnh ở cả hai lần mổ này.

Sau đó, bướu của bệnh nhân tái phát với nhiều bướu phát triển thành chùm, tăng kích thước trở lại vùng dưới hàm bên trái, lan rộng ra đến mang tai và cằm khi nhìn từ bên ngoài.

Qua khám lâm sàng, phát hiện nhiều khối bướu tròn, mật độ chắc, di động kém, kích thước lớn nhất 4cm, phát triển thành chùm vùng dưới cằm, dưới hàm và 1/2 dưới tuyến mang tai trái, xâm nhiễm rộng vùng da xung quanh, sàng miệng bên trái có nhiều khối nhỏ kích thước dưới 1cm.

buou-co-16642158948672022956312-crop-1664216131164300533393

Bướu vùng cổ tái phát của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Kết quả sinh thiết bằng kim nhỏ là bướu hỗn hợp tuyến nước bọt. Chụp cộng hưởng từ, MRI, cho thấy có khối choáng chỗ tuyến nước bọt dưới hàm trái, cổ trái, xâm lấn hầu họng trái, đáy lưỡi trái và tuyến mang tai trái, đè đẩy gây hẹp lòng hệ mạch cảnh trái tại bóng cảnh.

Tất cả khối bướu tái phát nông sâu tạo nên hình ảnh tảng băng trôi với phần nổi và chìm, phần chìm dự đoán gây nên khó khăn cho phẫu thuật bệnh nhân với khối bướu tái phát.

Quá trình mổ được thực hiện theo các thì: Rạch da (bao gồm rạch da theo đường mang tai, cắt bỏ vùng da chứa bướu, đường tạo hình vùng hầu bằng vạt cơ ngực lớn, cắt tuyến mang tai, nạo vét vùng dưới hàm mở rộng, mở xương hàm dưới tại góc hàm, cắt rộng bướu sàng miệng - lưỡi, cắt bướu khoang cạnh hầu và hầu, kết hợp xương, đóng trường mổ có tạo hình sàn miệng - hầu bằng vạt cơ ngực lớn). Bệnh nhân được truyền 2 đơn vị máu trong quá trình phẫu thuật.

Nổi bật và khó khăn nhất của cuộc mổ là bướu xâm lấn hầu và khoang cạnh hầu, mà phải mở xương hay cưa xương mới vào được vùng này và khi cắt rộng bướu gây thông vào hầu cần tạo hình và nguy cơ xì dò sau mổ.

Khó khăn thứ hai là bướu xâm lấn mạch máu lớn nguy cơ chảy máu khi bóc tách là động mạch cảnh ngoài (cung cấp máu nuôi vùng đầu mặt cổ) và tĩnh mạch hầu trong (dẫn lưu máu từ não và vùng đầu cổ về tim), cả hai điều được cắt bỏ đoạn xâm lấn và được khâu cột máu tốt.

Hiện tại, bệnh nhân sức khỏe chung và vùng mổ đều ổn định và tiếp tục được nhân viên y tế Khoa Ngoại tổng hợp chăm sóc tích cực trong quá trình hậu phẫu. Dự kiến sau mổ, bệnh nhân sẽ được xạ trị ngoài bổ túc, ngay cả khi bướu lành.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer