Đại dịch khủng khiếp thế giới (Phần 1): Đại dịch Cái Chết Đen giết chết gần 50 triệu người ở Châu Âu

Cái Chết Đen là dịch bệnh gồm 3 nhóm chính: Dịch hạch thể bạch huyết, Dịch hạch thể phổi và Dịch hạch thể nhiễm trùng huyết đã gây ra thảm họa kinh hoàng cho nhân loại.
By Phạm Huyên
17/09/2020 14:38

Nguồn gốc đại dịch Cái Chết Đen

Đại dịch này diễn ra trong thế kỷ XIV chủ yếu ở Châu Âu và Châu Á và đỉnh điểm của dịch là giai đoạn 1346-1351.

Nguồn gốc của Cái Chết Đen được các nhà sử học nhận định có 2 giả thiết. Giả thiết 1, bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc Trung Á, cụ thể từ phổi loài macmot Châu Mỹ rồi lây truyền đến chuột qua loài bò chét và cuối cùng là tới con người. Tới cuối thập niên 1320, thương gia buôn tơ lụa và binh lính là đối tượng mang bệnh tới bán đảo Krym ở Đông Nam Âu. Giả thiết 2, đại dịch bùng nổ chính ở Châu Âu.

dai dich cai chet den

Cái Chết Đen lan rộng ở châu Âu và vùng Cận Đông (1346-1353)

Dù ở giả thiết nào thì dịch bệnh này đều đã lan rộng khắp Bắc Âu, Tây Âu và Bắc Phi trong thập niên 1340. Trong 3 nhóm bệnh của Cái Chết Đen thì dịch hạch thể nhiễm trùng huyết là gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất.

Theo ghi chép, dịch hạch xuất huyết đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1347 tại thành phố Caffa, bán đảo Krym. Thời điểm đó tại đây đang diễn ra cuộc vây hãm của quân đội Mông Cổ. Khi thấy quân lính của mình nhiễm dịch hạch, Jani Beg là người chỉ huy đã quyết định dùng máy bắn đá để bắn các thi thể nhiễm bệnh đã chết vào trong thành phố để khiến người dân bị nhiễm bệnh.

Tại Caffe, các nhà buôn Genova đã nhanh chóng trốn thoát quân đội Mông Cổ để đến đảo Sicilia và Nam Âu. Trước khi đến những địa điểm này rất nhiều người đã bị nhiễm dịch hạch nên đã nhanh chóng biến khu vực trên thành đại dịch.

Dịch hạch có mức độ hủy diệt khác nhau kéo dài vài thế hệ dân số cho tới tận thế kỷ XVII. Trong giai đoạn này đã có hơn 100 đại dịch lớn nhỏ xảy ra ở Châu Âu. Một số đại dịch lớn gây ra số lượng lớn người chết như:

- Đại dịch dịch hạch ở Ý (1629-1631)

- Đại dịch dịch hạch ở Sevilla (1647-1652)

- Đại dịch dịch hạch ở Luân Đôn (1665-1666)

- Đại dịch địch hạch ở Viên (1679)

- Đại dịch dịch hạch ở Marseille (1720-1722)

- Đại dịch dịch hạch (1738)

- Đại dịch dịch hạch ở Nga (1770-1772)

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về căn bệnh thực sự gây ra đại dịch nhưng nhìn chung đại dịch dịch hạch dần biến mất khỏi châu Âu vào thế kỷ XIX.

Hậu quả Cái Chết Đen gây ra

Theo kết quả các cuộc nghiên cứu, có khoảng 75-200 triệu người đã tử vong trong đại dịch này ở thế kỉ XIV. Chuyên gia về lịch ở Trung Cổ Phillip Daileader nhận định trong vòng 4 năm chừng 45- 50% dân số Châu Âu đã chết. Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Cái Chết đen có thể kể đến như:

- Khu vực Địa Trung Hải như miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha, tỷ lệ dân số tử vong có lẽ lên tới 75 - 80%.

- Phía Bắc như Đức hay Anh tỷ lệ tử vong chừng 20%.

- Tại khu vực Trung Đông gồm Iraq, Iran và Syria, số người chết trong Giai đoạn trung kỳ Hồi giáo là vào khoảng 1/3 dân số.

20200321_104603_395828_cai-chet-den-noi-am-a.max-800x800

Dịch hạch gây ra nỗi ám ảnh cho con người suốt thời gian dài

- Ước chừng 40% dân số Ai Cập đã chết trong lần đại dịch này.

- Khoảng một nửa dân số Paris, tức 100.000 người, đã thiệt mạng

- Thành phố Firenze ở Ý giảm từ chừng 120.000 người xuống còn 50.000 người vào năm

- 60% dân số các thành phố Hamburg và Bremen đã thiệt mạng

Số người tử vong tập trung nhiều ở các thành phố lớn, người dân sống ở vùng hẻo lánh ít chịu thiệt hại hơn. Thảm họa dịch hạch khủng khiếp là thế nhưng thời điểm đó chính phủ các nước ở Châu Âu lại không đưa ra được biện pháp đối phó cụ thể nào. Nguyên nhân là họ chưa tìm ra nguyên nhân và cách thức lây lan của đại dịch.

Vào năm 1348, dịch Cái Chết Đen bùng nổ quá mức khiến các nhà cầm quyền và bác sĩ đều phải làm việc quá công suất để chăm sóc bệnh nhân mà không đủ thời gian để tìm ra bản chất của đại dịch.

Đại dịch đã khiến cho tình trạng kinh tế và xã hội ở Châu Âu tan hoang bởi các chính sách cấm vận và thù địch lẫn nhau của các vương triều châu lục.

Ước tính châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch, sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ XIX

Hiểu về bản chất của dịch hạch

Thời điểm đại dịch Cái Chết Đen bùng nổ ở Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, con người chưa tìm ra được nguyên nhân thật sự, cách lây truyền, phòng tránh và chữa trị. Bởi vậy họ rất sợ hãi đại dịch này.

20200311_163148_064485_benh-nhan-bi-dai-se.max-1800x1800

Dịch hạch có khả năng gây ra tỷ lệ tử vong rất lớn

Ngày nay khi khoa học phát triển, các chuyên gia y tế đã tìm ra nguyên nhân gây ra Cái Chết Đen chính là dịch hạch bởi vi khuẩn Yersinia pestis. Con đường lây truyền của dịch này từ người qua người thông qua không khí, vết cắn của bọ chét và những con chuột bị nhiễm bệnh. 

Thời Trung Cổ, ở mọi nơi trên lãnh thổ Châu Âu người ta đều tìm thấy bọ chét và chuột. Nhưng chúng đặc biệt có nhiều trên các loại tàu, đây cũng chính là cách mà căn bệnh dịch hạch chết người này đã đến qua một thành phố cảng Châu .

Phạm Huyền

comment Bình luận

largeer