Đại dịch “nấm đen” hậu COVID-19 ở Ấn Độ có nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác?
Nhiều bệnh nhân hồi phục sau COVID-19 tại Ấn Độ bị nhiễm “nấm đen”.
Nguy cơ lây lan “nấm đen”
Được biết, nhiễm trùng nấm đen, còn được gọi là bệnh mucormycosis, rất hiếm gặp và có tỷ lệ tử vong đến 50%. Tuy nhiên, tình trạng gia tăng “nấm đen” tại Ấn Độ hiện nay đang làm nảy sinh nghi ngại liệu có xảy ra tương tự ở các quốc gia khác hay không.
Trước đại dịch COVID-19, ít nhất 38 quốc gia trên thế giới đã báo cáo ghi nhận các trường hợp bệnh nhân nhiễm mucormycosis, thường được gọi là nấm đen. Trong đó, Ấn Độ và Pakistan có tỷ lệ cao nhất với khoảng 140 trường hợp nhiễm bệnh/1 triệu người hàng năm - Theo Tổ chức Giáo dục quốc tế về nhiễm nấm. Tuy nhiên, tiến sĩ David Denning thuộc Đại học Manchester (Anh) - một chuyên gia về nhiễm nấm cho biết, các trường hợp nhiễm nấm đen được báo cáo gần đây ở Ấn Độ là "số lượng lớn hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới" trước đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, ở những bệnh nhân đang hồi phục sau COVID-19, theo một tài liệu nghiên cứu gần đây về các trường hợp mắc COVID-19 trên toàn cầu, có đến 94% trường hợp mắc COVID-19 bị nhiễm nấm bị bệnh tiểu đường. Phần lớn (71%) các trường hợp bị nấm đen được báo cáo là từ Ấn Độ.
Vậy có mối liên hệ giữa bệnh nấm đen với bệnh tiểu đường ở các nước khác hay không? Trong số các quốc gia hàng đầu có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường bình quân đầu người cao, những quốc gia khác (ngoài Ấn Độ) đã báo cáo các trường hợp mắc bệnh mucormycosis. Cụ thể, các nước láng giềng của Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, đều có tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường cao trong dân số và đã có các trường hợp được ghi nhận nhiễm mucormycosis nhưng không phải với số lượng đặc biệt lớn.
Pakistan báo cáo 5 trường hợp mắc bệnh mucormycosis trong những tuần gần đây và 4 trường hợp đã tử vong tính đến ngày 12/5 – theo thông tin từ các phương tiện truyền thông trong nước. Brazil đã báo cáo 29 trường hợp “nấm đen” cho đến nay, nhưng vẫn chưa rõ bao nhiêu trong số này mắc COVID-19 và / hoặc bị tiểu đường. Nga cũng đã báo cáo các trường hợp "cô lập" về bệnh mucormycosis ở bệnh nhân COVID-19 gần đây.
Mỹ là quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh tiểu đường rất cao - 9,3% dân số được ước tính mắc bệnh này. Đây cũng là nước có số lượng trường hợp mắc COVID-19 cao nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, ghi nhận về các ca bệnh mucormycosis lại rất hiếm.
Hình ảnh đồ hoạ về bệnh nấm đen.
Sử dụng bừa bãi steroid trong điều trị COVID-19
Đa số người bị nhiễm nấm đen tại Ấn Độ là bệnh nhân đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 và là nam giới. Dường như nấm đen tấn công từ 12 đến 18 ngày sau khi người bị mắc COVID-19 hồi phục và đáng chú ý là gây ra tình trạng nguy hiểm đặc biệt đối với những người mắc COVID-19 kèm bệnh lý tiểu đường. Các bác sĩ nói rằng hiện tượng này có liên hệ với steroid được sử dụng để điều trị COVID-19 cho các bệnh nhân.
Các chuyên gia y tế cho rằng việc sử dụng bừa bãi steroid trong một số phương pháp điều trị bằng COVID-19 có thể liên quan đến bệnh nhiễm trùng mucormycosis hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm khác. Được biết, hai loại steroid được kê đơn rộng rãi - dexamethasone và methylprednisolone - được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 ở Ấn Độ để giảm viêm do phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên, với việc các bệnh viện và bác sĩ bị choáng ngợp bởi số lượng ca mắc COVID-19 ngày càng tăng, có bằng chứng cho thấy việc sử dụng những steroid trên không có sự giám sát y tế.
Tiến sĩ Denning cho biết, các nhà chức trách Ấn Độ gần đây đã cảnh báo chống lại việc tự dùng thuốc như vậy, có thể gây ra những hậu quả có hại nghiêm trọng, bao gồm tăng nguy cơ phát triển bệnh mucormycosis.
Một thử nghiệm tại Anh được tiến hành trên khoảng 2 nghìn bệnh nhân COVID-19 cho thấy dexamethasone giúp giảm tỷ lệ tử vong ở những người bị nhiễm trùng vừa hoặc nặng, nhưng có thể gây hại cho những người bị nhiễm trùng nhẹ. Trên thực tế, một số bang ở Ấn Độ được cho là đã phân phối dexamethasone cùng với bộ dụng cụ cá nhân cho người dân sử dụng tại nhà.
“Rất rõ ràng (thông qua các nghiên cứu) rằng việc sử dụng nhiều steroid không hề tốt hơn”. Tiến sĩ Denning nhận định.
Theo Sức Khỏe Cộng Đồng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm