Đại diện Bộ Y tế tham dự hội thảo "Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần"
Tham dự có đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và một số đơn vị liên quan.
GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) "Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau”, “không có sức khỏe nếu không có sức khỏeoẻ tâm thần”. Hằng năm các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới khoảng 74% các ca tử vong chung trên toàn thế giới.
“Như vậy, vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm một nửa trong định nghĩa về sức khỏe, cho thấy vai trò rất quan trọng của chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hiện nay, mô hình bệnh tật đang thay đổi, ngoài các bệnh truyền nhiễm thì các bệnh không lây nhiễm đang là gánh nặng bệnh tật lên tất cả các nước trên thế giới, không chỉ riêng quốc gia nào”, Thứ trưởng phát biểu.
Năm 2019, WHO ước tính cứ 8 người có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người.
Vào năm 2020, số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm đã tăng lên đáng kể vì đại dịch COVID-19. Ước tính khoảng hơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử.
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có khoảng 15 triệu người. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên).
Thực tế, tỉ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỉ lệ cao, tới 5-6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác…
“Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. "Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời"- Thứ trưởng nhấn mạnh.
GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu cùng các đại biểu chúc mừng ngày Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10)
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, trước những vấn đề sức khỏe tâm thần đang ngày trở nên nghiêm trọng ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022- 2025 tại Quyết định số 155 ngày 29/01/2022, với một trong số các nội dung của mục tiêu chung là “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang xây dựng riêng một đề án cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần là Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần” để trình Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong giai đoạn sắp tới.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần đã từng bước phát triển trong bối cảnh phát triển chung của ngành Y tế và dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân.
Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của nước ta được phát triển rộng khắp và là điểm sáng để các nước khác tham khảo. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước đang được củng cố và dần hoàn thiện...
“Chăm sóc sức khỏe tâm thần” là vấn đề của toàn xã hội, không của riêng ai và không của riêng cấp bậc hành chính nào. Chính vì vậy, phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tâm thần là trách nhiệm của chính mỗi người dân, gia đình, cộng đồng, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cùng các tổ chức xã hội, thông qua các giải pháp như: Nâng cao nhận thức, thực hiện các hành vi lành mạnh ở mỗi cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, dự phòng và xử lý tốt các thiên tai, thảm họa…”, Thứ trưởng nói.
Bên cạnh những kết quả khả quan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần như: tuyến huyện hầu như không cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nội trú về tâm thần; việc lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần trong chăm sóc sức khỏe chung, nhất là chăm sóc sức khỏe ban đầu còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần còn thiếu và phân bổ không đồng đều trên các vùng trong cả nước…
Quang cảnh hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu là chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung vào các vấn đề phát triển ngành tâm thần, thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần; công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở... những sáng kiến, cách làm hay của các nước bạn trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận vào các vấn đề hết sức cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam như: những khuyến nghị, giải pháp về công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần từ chính sách, luật pháp, chuyên môn, phát triển hệ thống, nhân lực, quản lý tại cộng đồng, hỗ trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe tâm thần ở tuyến cơ sở, trong trường học, nơi làm việc, hỗ trợ cho người bệnh sau giai đoạn nội trú trở về cộng đồng, hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế…
Bảo Ngọc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm