Đại học Văn hóa TP. HCM với Tọa đàm về thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học
Ngày 26/5, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM (51 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q.2, TP. HCM) đã tổ chức tọa đàm “Thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học so với Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Tọa đàm mang ý nghĩa thiết thực, thống nhất các tín chỉ, giúp các sinh viên ngành Văn hóa học giải đáp thắc mắc về định hướng hiện tại và tương lai ngành nghề.

Toàn cảnh tọa đàm diễn ra tại Trường Đại học Văn hóa TP. HCM
Ngành Văn hoá học bậc đại học hiện nay của Trường Đại học Văn hoá TP. HCM bao gồm 3 chuyên ngành: Văn hoá Việt Nam, Công nghiệp văn hoá và Truyền thông văn hoá đang được 2 Khoa Văn hóa học và Khoa Truyền thông cùng tổ chức và điều hành giảng dạy, học tập. Buổi tọa đàm có sự tham dự của nhiều khách mời là các Tiến sĩ, Thạc sĩ, các chuyên gia và doanh nghiệp, cựu sinh viên trường trong lĩnh vực Văn hóa.
Tại tọa đàm, các giảng viên Nhà trường, sinh viên Khoa Văn hóa học, Khoa Truyền thông tham vấn chuyên gia, các bên liên quan đã cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo theo Thông tư 17/2021/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và định hướng ứng dụng của Trường Đại học Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Bà Huỳnh Ngọc Vân - GĐ Bảo tàng Áo dài cho biết hiện nay bảo tàng đang định hướng theo chiều hướng “Bảo tàng cũng là trường học”, sinh viên dù học tập ở Trường hay cơ sở thực tế đều phải luôn sáng tạo, vượt khó và trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân. Song, văn hóa - hội nhập rất quan trọng, sinh viên Văn hóa học cũng cần phải trau dồi ngoại ngữ hơn nữa trong thời kỳ hiện đại.

Các chuyên gia, khách mời, giảng viên, cựu sinh viên trao đổi, chia sẻ tại tọa đàm
Ths. Nguyễn Tiến Hưng - Chủ tịch HĐQT Hãng phim Giải phóng đã chia sẻ rằng sinh viên cần tiếp cận môi trường thực tế và cần có nhóm học phần tương đương với vị trí việc làm, chuẩn đầu ra, linh hoạt trong bố trí học phần.

Các chuyên gia, khách mời, giảng viên, cựu sinh viên, sinh viên chụp ảnh lưu niệm
Văn hóa học là chuyên ngành khá phổ biến hiện nay tại một số trường Đại học. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn còn lan man trong vấn đề hiểu sâu cũng như phát triển nghề nghiệp với ngành này. Tọa đàm là nơi kết nối những ý kiến đóng góp, chia sẻ những kinh nghiệm giúp Nhà trường có kế hoạch học tập hiệu quả hơn cho sinh viên. Qua đó, các bạn sinh viên được mở rộng tầm nhìn về tương lai nghề nghiệp, định hướng kịp thời khả năng bản thân để phát triển hơn trong tương lai cùng với ngành nghề.
Ivy Trần

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am