Dân sợ Covid-19 không dám ăn hải sản, tiểu thương Thái Lan phá sản tự tử
Taweesin Wisanuyothin, phát ngôn viên Trung tâm Xử lý Tình hình Covid-19 hôm 25/12 thừa nhận người dân dường như đang quá cảnh giác trước đợt bùng phát mới.
Ông được phóng viên đặt câu hỏi về việc liệu Trung tâm có thể làm gì với tình trạng người dân tại nhiều địa phương từ chối hàng hóa, không chỉ tôm tươi, từ tỉnh Samut Sakhon, tâm dịch mới của Thái Lan. Đợt bùng phát mới được xác định bắt nguồn ở một khu chợ hải sản ở tỉnh này.
"Tình trạng hoảng loạn dường như đã đi quá xa," Taweesin cho biết. Ông bổ sung thêm rằng tình trạng khinh miệt, hay cố gắng tránh xa những gì liên quan tới tỉnh Samut Sakhon đang trở nên "quá mạnh", tuy vậy không đưa ra được giải pháp cụ thể nào, theo báo Khaosod.
Hôm 27/12, một số thành viên nội các Thái Lan được thủ tướng Prayut Chan-o-cha yêu cầu ăn tôm để chứng minh với người dân rằng không ai có thể nhiễm Covid-19 chỉ qua ăn tôm hay hải sản nấu chín.
Tuy vậy, động thái này đã quá muộn đối với Chawalit Inchan, tiểu thương buôn bán tôm tại Sa Kaeo. Hôm 25/12, anh tự tử bằng cách treo cổ, để lại một đoạn video nói rằng đã phá sản và không thể trả khoản nợ 60.000 baht.
"Tôi không thể tiếp tục nữa. Nếu kiếp sau có thật, tôi sẽ trở lại để trả nợ," Chawalit nói trong đoạn video. Chưa ai tử vong vì Covid-19 trong đợt bùng phát mới tại Thái Lan, tuy vậy Chawalit đã trở thành nạn nhân gián tiếp đầu tiên của đại dịch.
Nỗi sợ hãi trước hải sản hiển hiện rõ ràng tại Thái Lan, và kèm theo đó là sự ám ảnh và khinh miệt đối với người lao động nhập cư từ Myanmar, vốn chiếm đa số ca nhiễm Covid-19 tại Samut Sakhon.
Không chỉ nhiều người tránh ăn tôm, nhà báo Pravit Rojanaphruk còn cho biết có người nói với ông rằng họ sợ người lao động gốc Myanmar có thể khiến đồ ăn hoặc vật dụng nấu nướng hay bát đũa tại các nhà hàng nhiễm virus.
Trước tình hình này, Pravit Rojanaphruk lưu ý rằng đã có hơn 3 triệu người Thái Lan mất việc làm từ khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm. Ông cũng cảnh báo đợt bùng phát mới có thể khiến Thái Lan tiếp tục chịu thiệt hại về kinh tế, bên cạnh đó là tình trạng hoảng loạn, sợ hãi không có cơ sở ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
Tuy vậy nhà báo của tờ Khaosod nhấn mạnh hiện vẫn còn nhiều nước trải qua thiệt hại về con người và kinh tế lớn hơn Thái Lan, đồng thời kêu gọi người dân nước này "thông cảm và thương xót đồng loại, đặc biệt là hàng triệu người lao động nhập cư từ Myanmar ở Samut Sakhon, Bangkok và các địa phương khác".
"Đổ lỗi cho một nhóm sắc tộc hoặc quốc tịch không mang lại lợi ích gì, trái lại có thể khiến mọi thứ tệ hơn. Đừng đẩy những người lao động nhập cư từ nhận đồng lương rẻ mạt xuống vực thẳm," nhà báo Pravit Rojanaphruk viết.
Theo Người đưa tin
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm