Đau bụng kinh có được uống thuốc panadol không

Đau bụng kinh có được uống thuốc panadol không. Thuốc giảm đau panadol là cách mà nhiều chị em phụ nữ sử dụng để ngăn chặn cơn đau bụng kinh hàng tháng. Nhưng liệu đây có phải là phương án ức chế cơn đau bụng an toàn và hiệu quả không?
23/11/2017 12:00

Đau bụng kinh là gì?

Theo nghiên cứu, đau bụng kinh là triệu cứng phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 40% phụ nữ trên toàn thế giới. Các triệu chứng khi đau bụng kinh gồm: đua lưng, buồn nôn, đau bụng, tức ngực... Tình trạng này gây phiền toái lớn đến cuộc sống, công việc và sức khỏe sinh sản.

Mặt khác, phụ nữ thường xuyên bị đau bụng kinh có thể là triệu chứng của một bệnh phụ khoa nào đó. Bởi trước khi sử dụng bất kỳ một phương pháp giảm đau bụng kinh nào thì chị em phụ nữ nên hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng của chứng đau bụng kinh.

Đau bụng kinh tức là từ dùng để chỉ các triệu chứng đau ở trước, trong và sau thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Chị em sẽ bị đau tức ở bụng dưới, đau thắt lưng, bụng có cảm giác ấm ức khó chịu. Mức độ và triệu chứng đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau. Có người đau bụng kéo dài trong vòng 1 tuần, có người chỉ đau ở mức độ nhẹ khoảng từ 1 - 2 ngày. Những trường hợp bị đau quằn quại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Dau bung kinh co  duoc uo

 

Đau bụng kinh có được uống thuốc panadol không, đau bụng kinh dữ dội khiến cuộc sống của chị em phụ nữ bị đảo lộn

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thường xuất hiện ở các bạn gái mới bắt đầu kinh nguyệt, nó thường kéo dài từ 2 - 3 tháng. Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện do sự co thắt quá độ của các cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc có thể do cổ tử cung của bạn nữa quá hẹp. Đau bụng kinh thứ phát xuất phát từ nguyên nhân do chị em phụ nữ mắc một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm vùng chậu… Mặt khác, các chị em cũng có thể bị đau bụng kinh do sử dụng thuốc tránh thai, tâm lý bất ổn định...

Bình thường, đau bụng kinh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Song những trường hợp đau kéo dài, đau dữ dội sẽ phải nghỉ học hoặc nghỉ làm. Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra, đau bụng kinh kéo dài có thể gây ra các bệnh phụ khoa như nội mạc tử cung, u xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung... Nghiêm trọng nhất là tình trạng vô sinh, hiếm muộn.

Đau bụng kinh có nên uống panadol không?

Tùy từng mức độ đau bụng kinh mà phương án cải thiện tình trạng này. Một số cách giảm đau bụng kinh đơn giản như chườm bụng bằng túi nước ấm, ngâm chân trong nước ấm pha muối loãng hoặc massage bụng dưới để giảm co thắt đột ngột.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau bụng dữ dội nhiều người tìm đến phương án uống thuốc giảm đau. Panadol là loại thuốc giảm đau bụng dưới được nhiều chị em sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, uống nhiều thuốc panadol khi bị đau bụng kinh có tốt hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Theo phân tích, panadol là loại thuốc có chứa paracetamol - chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Panadol được sử dụng trong việc điều trị chứng Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.

Dau bung kinh co  duoc uo

 

Đau bụng kinh có được uống thuốc panadol không, đau bụng kinh không nên uống quá nhiều thuốc giảm đau

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu ăn nhiều panadol có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng nguy hiểm như: Giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, phản ứng mẫn cảm trên da như: ban đỏ, phự mạch, hội chứng Stevens Johnson, co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các NSAID khác, bất thường gan, có thể gây viêm gan.

Trong trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, người bệnh cũng có thể sử dụng panadol để ức chế cơn đau tức thời. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên sử dụng 1, 2. Nếu sử dụng quá nhiều lần có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Mặt khác, lạm dụng panadol còn có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Theo nghiên cứu có đến 10% dân số toàn cầu là nạn nhân của chứng vôi hóa khớp.

Tốt nhất, trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội và kéo dài bạn nên tìm đến xin tư vấn và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bạn uống thuốc giảm đau quá liều sẽ được bác sĩ kê thuốc kiểm soát thành phần nguy hại trong thuốc.

Tóm lại, nếu bị đau bụng kinh thường xuyên và dữ dội thì người bệnh không nên tự ý uống các loại thuốc giảm đau để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe sinh sản.

comment Bình luận

largeer