Dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mọi người nên chú ý
Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được coi là tác nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Chúng được biết đến là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan dạ dày. Đặc tính của chúng là có khả năng tiết ra một loại enzyme có tên là Urease có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, điều này cũng khiến cơ thể tiết ra chất kháng viêm có nguy cơ gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, trung bình 70% ca được chẩn đoán viêm loét dạ dày là do nhiễm khuẩn HP. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, việc nhiễm khuẩn HP trong thời gian dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn như chảy máu dạ dày, thủng niêm mạc dạ dày, thậm chí có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.
Hình minh họa.
Ngoài vi khuẩn HP, những nguyên nhân khác gây nên bệnh là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Cụ thể, thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia thường xuyên đều rất có hại với dạ dày. Khi tiêu thụ rượu, bia, cơ thể sẽ tạo ra cortisol tăng nguy cơ viêm loét cho ruột non. Hoặc có thể kể đến việc ăn uống không đủ bữa, bỏ bữa hoặc thức quá khuya cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, ăn đồ cay nóng, chua hoặc sử dụng kháng viêm, giảm đau cũng có thể gây bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, viêm loét dạ dày có thể phổ biến hơn ở những người lớn tuổi sử dụng nhiều thuốc giảm đau chống viêm, hoặc ở những người dùng các loại thuốc này để điều trị các bệnh lý về xương khớp.
Bệnh cũng mang tính chất di truyền do đó, nếu người nhà bố mẹ đã từng bị viêm loét dạ dày tá tràng thì nguy cơ cao con cái cũng sẽ bị.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc viêm loét dạ dày tá tràng
Hãy thường xuyên theo dõi các biểu hiện dưới đây để xác định mình có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng không để kịp thời đến thăm khám tại các cơ sở y tế và nhận được phác đồ điều trị thích hợp.
Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn: Do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
Ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày: Đây là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở các bệnh nhân. Cụ thể, gặp nhiều nhất là ở những bệnh nhân mới khởi phát bệnh.
Đau bụng vùng thượng vị: Là dấu hiệu thường gặp nhất, điển hình nhất, do niêm mạc đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của acid dạ dày. Thời gian đầu đau tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Khi bị viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Do bị đầy bụng, đau bụng và hay đói vào lúc nửa đêm nên người bệnh rất khó vào giấc.
Rối loạn các chức năng tiêu hóa: Triệu chứng này khá dễ thấy thông qua các hiện tượng đau bụng liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón. Do khả năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không còn hoạt động bình thường nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa xảy ra là điều dễ hiểu.
Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen, đi ngoài phân đen, các dấu hiệu thiếu máu, chóng mặt, choáng váng: Đây là các dấu hiệu xảy ra khi đã có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
Chán ăn, sụt cân: Do bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên người bệnh thường có cảm giác chán ăn. Khi dinh dưỡng vào cơ thể không đủ đương nhiên sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi, sụt cân.
Do người bị viêm loét dạ dày tá tràng chịu những tác động nhất định liên quan đến đường tiêu hóa nên cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt cần tránh những đồ ăn sau:
Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây...; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô...; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá...
Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế...); thực phẩm chua (dấm, mẻ);
Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây... các loại nước ngọt, nước trái cây có ga....
Trung Anh (tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm