Dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi thấy chân lạnh

Thường xuyên cảm thấy lạnh ở bàn chân là hiện tượng không hề hiếm gặp. Tình trạng này gây khó chịu bất kể bạn đi đâu hay làm gì. Trên thực tế, rất nhiều người cảm thấy lạnh tay chân hoặc thậm chí toàn thân lạnh cóng dù thời tiết không hề chuyển rét. Nếu chân vẫn bị lạnh ngay cả khi đã đi tất, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng dưới đây:
01/05/2022 11:06

Khối lượng cơ thấp

Phụ nữ và những người lớn tuổi thường sở hữu khối lượng cơ thấp nên dễ cảm thấy lạnh hơn người khác. Một số người có xu hướng cảm thấy lạnh hơn những người khác, dù họ không hề mắc phải vấn đề sức khỏe nào. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là khối lượng cơ thấp. Cơ bắp tạo ra nhiệt lượng và nếu bạn có khối lượng cơ thấp, cơ thể sẽ cố gắng giữ nhiệt bằng cách hạn chế vận chuyển máu đến tứ chi. Vì vậy, tình trạng này có thể khiến bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể của bạn cảm thấy lạnh.

xoa-hai-ban-chan-vao-nhau-198386

(Ảnh minh hoạ)

Lưu thông kém

Hệ thống tuần hoàn chịu trách nhiệm vận chuyển máu đi khắp cơ thể và nếu chúng hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy lạnh hơn bình thường. Khi máu không được lưu thông tự do hoặc nhanh như bình thường, nhiệt độ của cơ thể sẽ giảm đi. Chuyên gia Aarti lưu ý, các mạch máu ở bàn chân và bàn tay là một trong những mạch máu nhỏ và nhạy cảm nhất. Lưu thông kém có thể khiến bàn chân và bàn tay cảm thấy lạnh là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Căng thẳng

Nếu bạn đang cảm thấy cực kỳ căng thẳng hoặc lo lắng, “phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy” của cơ thể sẽ được kích hoạt. Khi xảy ra tình trạng này, nhịp tim, huyết áp tăng lên và bạn có thể nhận thấy hơi thở trở nên nặng nhọc hơn. Nguyên nhân là do cơ thể phải làm việc để điều chỉnh máu, chất dinh dưỡng và oxy đến những nhóm cơ chính. Nói cách khác, vì bàn tay và bàn chân không nằm trong nhóm cơ chính, lưu lượng máu đến khu vực này sẽ giảm đi trong thời gian bạn bị căng thẳng. Như đã đề cập, lưu thông máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nên điều này sẽ khiến bàn tay và bàn chân của bạn cảm thấy lạnh hoặc nóng ran trong một vài trường hợp.

Suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở cổ, có nhiệm vụ sản xuất các hormone tác động lớn tới quá trình sử dụng năng lượng của cơ thể. Nếu bạn bị suy giáp, tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormone và khiến cho cơ thể làm việc chậm lại hoặc hoạt động kém hiệu quả hơn. Cảm thấy mệt mỏi, nhức mỏi người và nhạy cảm với lạnh là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này. B.ệnh suy giáp có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, mắc viêm tuyến giáp và b.ệnh Hashimoto. Ngoài ra, phụ nữ, người trên 60 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp, người bị tiểu đường cũng có nhiều khả năng phải đối mặt với vấn đề sức khỏe này.

Làm thế nào để giữ ấm cho chân?

Như đã đề cập, rất nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng lạnh chân và một trong số đó liên quan đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài việc sử dụng thuốc và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây để làm ấm bàn chân:

- Duỗi hoặc cử động bàn chân nhằm thúc đẩy máu lưu thông.

- Tập thể dục để cải thiện khả năng tuần hoàn.

- Ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút.

- Sử dụng túi chườm nóng hoặc chăn sưởi.

- Tránh căng thẳng không đáng có.

- Đi tất khi cảm thấy lạnh.

- Không hút thuốc hoặc hạn chế sử dụng thuốc lá.

Theo Tạp chí Y học

comment Bình luận

largeer