Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Trong cuộc sống hiện đại, trầm cảm dần trở thành một căn bệnh phổ biến với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, tinh thần của con người.
10/11/2020 11:13

Trong một số liệu thống kê năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới có gần 300 triệu người mắc trầm cảm. Trong đó Nhật Bản có khoảng 3% dân số, tại Mỹ là 17% dân số. Căn bệnh này cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm. Đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 về gánh nặng bệnh lý toàn cầu, sau bệnh lý về tim mạch.

Tại Việt Nam, WHO ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 4% dân số (số liệu 2015). Trong đó có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác.

Ước tính, có khoảng 3 - 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Tuy nhiên, chỉ khoảng 25% người mắc trầm cảm được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

hien truong

Hiện trường vụ cô gái tự tử lìa đầu.

Mới đây, một vụ tự tử kinh hoàng do bệnh trầm cảm đã xảy ra. Nạn nhân là người phụ nữ sinh năm 1987 sống tại chung cư Hoàng Anh Thanh Bình, phường Tân Hưng, quận 7 (TPHCM) rơi từ tầng cao chung cư lìa đầu. Thời gian gần đây, cô gái có những hiểu hiện lạ, tỏ vẻ chán nản, dấu hiệu trầm cảm.

Vậy trầm cảm là gì? Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, làm việc không xong tới chót, mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày hay nghĩ đến cái chết. Ngoài ra, bệnh nhân hay kèm lo lắng, nặng đầu đau mỏi vai gáy, ép ngực hồi hộp, tay chân lạnh…

Trầm cảm có nhiều biểu hiện nhận biết, song dưới đây là 10 dấu hiệu cơ bản để nhận diện bệnh nhân trầm cảm:

- Cảm giác buồn chán, trống rỗng

- Khó tập trung suy nghĩ, hay quên

- Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì

- Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng

- Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều

- Hay cáu gắt, giận dữ

- Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày

- Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều

- Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm: 

tram cam

Hình minh họa.

Hội chứng trầm cảm có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm xuất phát từ một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lý tác động lên thể lý (thực thể) hoặc có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh (aminazin); thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá).

Trầm cảm cũng có thể phát sinh do nghiện mạng xã hội. Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội) cũng cho biết, ngày càng có nhiều trường hợp trầm cảm do nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại, trò chơi game đến mức phải nhập viện. Người bệnh chỉ thích tập trung vào điện thoại, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài; nếu để lâu trên 6 tháng thì sẽ chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị có thể kéo dài 3 - 5 năm… Chính vì thế, các gia đình cần quan tâm, chú ý đến con em hơn nữa để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.

Một số nhà sinh lý học tin rằng nguyên nhân gây trầm cảm có thể nằm ở vấn đề di truyền. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Theo Bác sĩ Phạm Văn Trụ, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nữ nhiều hơn nam 2 lần. Thiếu niên cũng mắc nhưng cách thể hiện có phần khác người lớn. Người cao tuổi dễ bị trầm cảm và thường bị bỏ quên.

Các bác sĩ khẳng định trầm cảm là bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên bệnh dễ bị tái phát. Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer