Để Huế xứng danh "Thành phố xanh quốc gia"
Tháng 6, dù tiết trời oi bức nhưng đi trên những con đường TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, du khách vẫn có cảm giác mát rượi, không khí trong lành bởi cây xanh đã phần nào che khuất ánh nắng. Những hàng cổ thụ trên đường Lê Lợi, Lê Huân, Lê Duẩn, Đoàn Thị Điểm, Đinh Tiên Hoàng, Hai Ba Tháng Tám... của TP Huế mang lại cảm giác rất thú vị như đi dưới những tán cây rừng.
Cây di sản làm nên nét đặc trưng xứ Huế
Dọc hai bờ sông Hương, những công viên xanh ngắt màu cỏ, rợp bóng cổ thụ mà cảm giác ánh nắng khó lọt qua kẽ lá đã mang tới cho Huế một không khí mát mẻ, hạn chế bụi đô thị.
TP Huế có ba loại cây mang tính lịch sử gồm cây bao báp, ngô đồng và chà là. Đối với ngô đồng, hiện có 4 cây cổ thụ, đường kính khá lớn do vua Minh Mạng mang về từ Quảng Đông (Trung Quốc) trồng trong Khu Di tích Đại nội. Đây là loại cây phân tán trong rừng miền Trung - Tây Nguyên. Còn cây bao báp ở TP Huế hiện có 3 cây, trong đó một cây được trồng ở ngã tư Mai Thúc Loan - Đinh Tiên Hoàng từ năm 1960; một cây ở đường Trần Phú, cây còn lại tại đường Xuân 68. Đặc biệt, Huế có 4 cây chà là Canary rất quý, trong đó 3 cây được trồng ở ngã 6 Hùng Vương.
Ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế, cho biết các cây này đã được nhân giống thành công để trồng ở các điểm công viên, khu di tích, công trình kiến trúc.
Ông Quý khẳng định: "Cây xanh đô thị tại Huế khá đa dạng chủng loại và rất phong phú. Cây xanh có hai mảng rõ rệt. Đó là mảng được trồng từ thời Pháp thuộc và mảng trồng từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay".
Trồng mới cây phân tán là chủ yếu
Nếu trước thời điểm năm 1975, cây xanh Huế mang tính đặc trưng với các loại cây chủ đạo được trồng như long não, nhãn, xà cừ, nhạc ngựa... (hiện trên nhiều tuyến đường ở Huế vẫn còn những loại cây này, như ở đường Lê Lợi có nhiều cây long não, đường 23 Tháng 8 có cây xà cừ trên 100 năm tuổi, 12 cây nhạc ngựa ở Công viên Thương Bạc tuổi đời trên 100 năm với đường kính gốc từ 1,8-2 m) thì sau năm 1975, theo ông Quý, cây xanh ở đô thị Huế trồng chủ yếu cây phân tán, trên vỉa hè và phủ xanh đất trống với mục đích chính là tạo bóng mát, như loại phượng vàng, đỏ.
Theo ông Quý, từ năm 2000, quan điểm phát triển cây xanh đường phố ở Huế có sự thay đổi với định hướng "làm cho được quy hoạch nhằm mục đích cải thiện môi trường".
Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế đã bắt đầu kế hoạch vừa khắc phục trồng lại những cây mang tính lịch sử trên các tuyến đường vừa tuân thủ quy hoạch theo các quy định mới của Bộ Xây dựng, Chính phủ.
Năm 2005, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt quy doạch chung khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương với ý tưởng là khu đô thị sinh thái trên cơ sở khai thác các hệ thống mặt nước hiện có trong khu vực, đô thị gắn với không gian mặt nước, kết hợp với các giải pháp cây xanh cách ly, cây xanh - TDTT hình thành nên một đô mới vừa hiện đại vừa hài hòa với môi trường xung quanh, vấn đề được chính quyền và người dân đặc biệt quan tâm trong sự phát triển của TP Huế.
Cây xanh đô thị ven bờ sông Hương
Điểm nghẽn xây dựng hệ thống cây xanh ở đô thị mới
Sau 15 năm, nhiều dự án đã được triển khai xây dựng như KĐTM An Cựu, Phú Mỹ An, khu văn phòng và nhà ở tại lô LK2 thuộc khu A, khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thuộc khu B, KĐTM Mỹ Thượng thuộc khu C và khu TĐC Thủy Thanh, Thủy Vân và Thủy Dương giai đoạn 2 và giai đoạn 3 thuộc khu E - KĐTM An Vân Dương.
Ông Huỳnh Minh Khang, Trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết quy hoạch tỉ lệ cây xanh trên đầu người trong KĐTM An Vân Dương và các phân khu vượt so với quy định 10 m2/người của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung TP Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng tỉ lệ cây xanh để hình thành nên khu đô thị kiểu mẫu (tỉ lệ cây xanh công cộng từ 7 m2/người trở lên).
Tuy nhiên, theo ông Khang, quá trình phát triển đô thị, xây dựng KĐTM An Vân Dương trở thành KĐT kiểu mẫu gắn với không gian xanh được triển khai trong thời gian qua gặp một số khó khăn do nguồn lực của Thừa Thiên - Huế còn hạn chế nên chỉ tập trung trồng cây xanh chủ yếu ở khu vực TP Huế.
Riêng đối với KĐTM An Vân Dương thì cây xanh chưa được quan tâm đúng mức, các khu công viên cây xanh được hình thành chủ yếu tại các dự án do nhà đầu tư xây dựng, các khu công viên cây xanh chuyên đề và khu công viên công cộng chưa được đầu tư.
Một số dự án của nhà đầu tư trồng cây xanh chưa đúng quy định của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành, thiếu nghiên cứu, thiếu sự quan tâm đến việc trồng cây xanh và theo hướng tự phát, chưa tạo thành điểm xanh, điểm nhấn của KĐT… "Đối với các KĐTM, khu dân cư đang thực hiện, chúng tôi đã yêu cầu các chủ đầu tư, người dân trong khu vực trồng cây xanh theo đúng diện tích quy hoạch cây xanh đã được phê duyệt; đôn đốc các nhà đầu tư có quỹ đất công viên sớm thực hiện trồng cây xanh tại các quỹ đất này để nhằm hình thành và tạo điểm xanh" - ông Khang nhấn mạnh.
Mặt khác, ông Khang cũng cho biết Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm, sớm đưa ra quy định về quản lý, xây dựng và định hướng phát triển hệ thống cây xanh trong KĐTM An Vân Dương nhằm quản lý cây xanh các KĐT trong thời gian tới.
Theo thống kê, TP Huế có khoảng 65.000 cây xanh đô thị, trong đó trên đường phố có đến 38.000 cây với tầm 60 chủng loại. Với hệ thống cây xanh dày đặc, tháng 6-2016, Huế là thành phố đầu tiên của Việt Nam được WWF vinh danh là "Thành phố xanh quốc gia".
Theo Người Lao Động
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm