Điều trị cho bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Sau 5-6 ngày, các ban này tiến triển thành các đám, mảng, bọng nước, sau đó lan ra hai chân, hai tay và vùng cổ. Gia đình đã đưa trẻ đến khám tại một phòng khám tư, được chẩn đoán viêm da bôi thuốc không rõ loại và tắm nước chè xanh trong 2 ngày, nhưng tình trạng không cải thiện.
Bệnh tình tiếp tục diễn biến nặng hơn, các bọng nước vỡ, chảy dịch vàng lẫn máu. Sau 5 ngày, trẻ xuất hiện sốt cao 38°C, quấy khóc, gia đình mới đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám. Kết quả thăm khám và xét nghiệm tại đây cho thấy trẻ mắc giang mai bẩm sinh kèm thiếu máu nặng, sau đó được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị.

Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện
Khi nhập viện, bé trong tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu nghiêm trọng sốt cao kèm với các tổn thương ngoài da dạng bọng nước ở tay chân và thân mình của bệnh giang mai bẩm sinh. May mắn, kết quả thăm khám và xét nghiệm dịch não tủy loại trừ biến chứng giang mai thần kinh. Bé được chẩn đoán mắc giang mai bẩm sinh, kèm biểu hiện tổn thương toàn thân, thiếu máu nặng và suy dinh dưỡng.
Tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bé được điều trị khẩn cấp bằng kháng sinh trong 2 tuần theo phác đồ của Bộ Y tế, kết hợp truyền máu để cải thiện tình trạng thiếu máu và chăm sóc tích cực, dinh dưỡng. Sau 5 ngày điều trị, các tổn thương ngoài da của trẻ giảm dần, trẻ cắt sốt và ăn uống tốt hơn. Sau 2 tuần điều trị tích cực, bé được xuất viện trong tình trạng ổn định, với cân nặng tăng trưởng khả quan.
BSCKII. Nguyễn Mạnh Trường, Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chia sẻ: “Bé T sinh đủ tháng nhưng chỉ nặng 1,6kg, một dấu hiệu rõ ràng của suy dinh dưỡng bào thai có thể do ảnh hưởng của bệnh giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên giang mai bẩm sinh rất hay gây thai lưu, tử vong, hoặc đẻ non, vì vậy mặc dù suy dinh dưỡng nhưng bé T cũng khá may mắn. Đáng lưu ý, cả bố và mẹ của bé T đều được chẩn đoán mắc giang mai nhưng không hề hay biết. Vì không được khám và điều trị trong thời kỳ mang thai, khi đến bệnh viện, chúng tôi đã phải điều trị cho cả bố và mẹ của bé”.
Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường, giang mai bẩm sinh không chỉ khiến trẻ suy dinh dưỡng và thiếu máu mà còn có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng như gan, tim, mắt, tai…và thậm chí tiến triển đến hệ thần kinh, gây biến chứng và di chứng nghiêm trọng. Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu phụ nữ mang thai chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc giang mai từ sớm. Việc phát hiện và điều trị kịp thời không chỉ bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Do đó, khám thai định kỳ và tuân thủ chỉ dẫn y tế là cách tốt nhất để ngăn chặn giang mai bẩm sinh.
Mạnh Hà

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thời tiết nồm ẩm - nguy cơ và cách phòng tránh bệnh cúm ở trẻ nhỏ
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và lây lan của virus, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như cúm. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tấn công nhất do hệ miễn dịch còn yếu.March 5 at 2:10 pm -
4 diễn giả uy tín quy tụ tại sự kiện Vivant Skin Reborn 2025
Ngày 18/2 vừa qua, Vivant Skincare đã tổ chức thành công sự kiện Vivant Skin Reborn 2025 với những bài báo cáo chất lượng từ 4 diễn giả đầu ngành, nổi bật là sự góp mặt của Mr. Richard Arregui - CEO Vivant Skincare Hoa Kỳ.March 5 at 7:43 am -
Chủ nhân giải thưởng chuyến đi Mỹ trị giá 150 triệu đồng của Vivant Skincare Việt Nam đã được hé lộ
Vivant Skincare Việt Nam vừa công bố chủ nhân may mắn của giải thưởng đặc biệt trong chương trình bốc thăm tri ân đối tác.March 4 at 4:01 pm -
Vivant Skincare Reborn - Sự kiện mở màn đầu năm có nhiều thứ “nhất” trong ngành dược mỹ phẩm
Á hậu Miss World Vietnam 2023 Huỳnh Minh Kiên, Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Hà, Á hậu Miss Vietnam 2018 Phương Nga, Hoa hậu Miss Vietnam Worldwide 2018 Bùi Lý Thiên Hương, diễn viên Bình An, The New Mentor Ngọc Ánh vừa có dịp hội ngộ tại Vivant Skin Reborn vào ngày 18/2/2025, được tổ chức bởi Vivant Skincare Vietnam.March 4 at 11:42 am