Doanh nghiệp Việt tìm về phong độ xuất khẩu

Năm 2023 tiếp tục là một năm được dự báo có nhiều biến động, thậm chí ảm đạm. Việc một nền kinh tế có năng lực sản xuất tốt, có khả năng xuất siêu, chắc chắn là vũ khí hàng đầu để mang ngoại tệ về và kéo nền kinh tế vượt qua suy thoái.
15/06/2023 10:48

Năm 2023 tiếp tục là một năm được dự báo có nhiều biến động, thậm chí ảm đạm. Việc một nền kinh tế có năng lực sản xuất tốt, có khả năng xuất siêu, chắc chắn là vũ khí hàng đầu để mang ngoại tệ về và kéo nền kinh tế vượt qua suy thoái.

Các “đầu tàu” xuống sức

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 393 tỷ USD, tăng thêm 22 tỷ USD giá trị so với năm 2022.

PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định: Quý I chứng kiến mức tăng trưởng 3,32%. Để đạt mục tiêu 6,5% cả năm, 3 quý còn lại cần tăng trưởng 7,5%.

Theo chuyên gia, đây là mục tiêu đầy thách thức trong tình hình các động lực tăng trưởng quan trọng đều đang suy yếu. Trong đó, vốn FDI giảm, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm sâu, số doanh nghiệp rút lui nhiều hơn số doanh nghiệp gia nhập,…

anh 1111

Tốc độ tăng GDP và GRDP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương quý I năm 2023 (%). (Ảnh: Tổng cục Thống kê)

TP HCM, đầu tàu kinh tế, chứng kiến tốc độ tăng trưởng quý I đạt 0.7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Ninh, đầu tàu về công nghiệp, chứng kiến mức tăng trưởng giảm 11,85%, nguyên nhân chủ yếu do sản xuất công nghiệp sụp giảm. Các sản phẩm trọng điểm đều chứng kiến mức giảm mạnh: máy in – copy (-46.6%); pin điện thoại (-30.47%); sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học (-35.93%).

Ông Daniel Pham, Phó Chủ tịch IMCE Global, Founder & CEO Vietnam Outsourcing, khẳng định: Trong thời gian qua, nhiều khách hàng Mỹ, EU, Nhật Bản..., đều giảm đặt hàng từ các nhà cung ứng Việt Nam, từ đó khiến các ngành hàng xuất khẩu bị sụt giảm mạnh.

anh 22222

Ông Daniel Pham.

Theo ông, doanh nghiệp Việt có những lợi thế tốt về lao động, lợi thế vị trí, lợi thế về các hiệp định thương mại đã ký... Xuất khẩu là con đường tối ưu nhất để Việt Nam có thể biến những lợi thế mình có thành tiền. Nếu không sản xuất tốt, không xuất khẩu được thì những lợi thế đó sẽ mất đi giá trị chiến lược.

Nâng cao năng lực bán hàng B2B cho doanh nghiệp

Nhận định về hướng đi cho doanh nghiệp Việt, ông Nguyễn Hoàng Phương, Chủ tịch IMCE Global, đã nhấn mạnh vai trò về “kiến tạo năng lực hội nhập”. Trong đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải tạo ra năng lực giao tiếp với thế giới qua việc được phổ cập những kiến thức và sự tử tế trong hành trình sản xuất kinh doanh.

Theo đánh giá chung của quốc tế, Việt Nam đang có một vị thế tốt và cơ hội ở thị trường thế giới vẫn đang rộng mở. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang chưa biết bắt đầu bán hàng B2B xuất khẩu từ đâu, loay hoay mất thời gian và tốn kém nhiều chi phí. Bên cạnh đó, một bộ phận doanh nghiệp Việt ít chịu bước ra khỏi vùng an toàn và tiếp nhận những cái mới. Một nhà cung cấp thiếu tính chủ động, thiếu tìm tòi, không biết trao gửi đúng giá trị sẽ khó ghi điểm với những đối tác quốc tế.

Theo chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (ABE Academy), việc đầu tiên và quan trọng nhất khi làm việc với đối tác nước ngoài, đó là tạo ra sự bình đẳng: Bình đẳng về ngôn ngữ; bình đẳng về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, quản lý; bình đẳng thương mại; bình đẳng trên bàn đàm phán.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tự tin hội nhập, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (ABE Academy) đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo hướng dẫn các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý nâng cao năng lực bán hàng B2B, hướng đến mục tiêu xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ và EU.

Tại chương trình, ông Daniel Pham đã chia sẻ thông điệp: Trong xuất khẩu, tư duy abundance mindset (tư duy thịnh vượng) quan trọng hơn scarcity mindset (tư duy khan hiếm).

anh 33333

Các doanh nghiệp tích cực học tập và tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực bán hàng B2B hướng đến xuất khẩu.

Theo ông Daniel Pham, nếu chỉ có scarcity mindset, các doanh nghiệp Việt sẽ bị sa đà vào lối mòn cạnh tranh nhỏ lẻ. Ngược lại, doanh nghiệp có abundance mindset sẽ mở rộng tầm nhìn cơ hội trước thị trường thế giới rộng lớn, từ đó góp phần nâng tầm mặt bằng chung năng lực ở Việt Nam. Cơ hội đổ về Việt Nam càng nhiều, các doanh nghiệp càng có thêm “đất diễn”.

Đưa ra lời khuyên đối với các doanh nghiệp, ông Daniel Pham cho rằng: Các nhà lãnh đạo cần tích cực tham gia càng nhiều sự kiện kết nối giao thương cũng như các môi trường giao lưu và trao đổi trong ngành, từ đó tìm kiếm các cơ hội phát triển bản thân và nâng cao cơ hội hợp tác kinh doanh quốc tế.

Ngày 17/06/2023, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (ABE Academy) tổ chức chương trình “Chiến lược xuất khẩu trực tiếp A-Z”, đào tạo bởi giảng viên Daniel Pham. Chương trình nhằm trợ lực cho các nhà lãnh đạo, quản lý nắm bắt chiến lược và lộ trình đưa sản phẩm của doanh nghiệp tiến ra thế giới.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Website: https://xuatkhauthegioi.abe.edu.vn/

Hotline: 0834.822.266

Email: [email protected]

Ivy Trần

comment Bình luận

largeer