Đội ngũ y bác sĩ nỗ lực hết mình để điều trị cho bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 ở Đồng Nai
Để có thể chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19, đội ngũ y, bác sĩ tại nhiều bệnh viện tâm thần đã luôn phải nỗ lực hết mình, áp lực tăng lên gấp bội so với việc điều trị cho bệnh nhân bình thường. Trung tâm thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 Khu C2 - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) là nơi như vậy, tại đây đang điều trị cho hàng trăm bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19. Người bệnh bình thường đã rất khó chăm sóc, giờ mắc COVID-19 lại càng khó chăm sóc hơn.
Các bệnh nhân ở đây là từ các khoa hoặc bệnh viện khác chuyển đến, hiện tại khoa tiếp nhận 111 bệnh nhân, trong đó có 46 bệnh nhân nặng chuyển viện. Ở đây đa phần là những bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 không triệu chứng. Khoa chuyên điều trị tầng 1, tầng 2, triệu chứng về COVID-19 thì nhẹ nhưng lại là bệnh nhân tâm thần lâu năm nên bệnh nhân có biểu hiện bệnh không ổn định nhiều hơn.
Trong việc điều trị trú trọng nhất là vấn đề nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, cũng như là điều trị các triệu chứng đi kèm. Hiện tại Khu C2 có 22 nhân lực, trong đó là có 5 bác sĩ, 10 điều dưỡng, 7 nhân viên phục vụ. Mỗi người làm theo ca kíp được quy định, các kíp trực luôn luôn có đầy đủ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên phục vụ. Trung bình 1 ngày 1 người sẽ làm 8 tiếng.
Hiện tại bệnh nhân tâm thần thì hành vi không được như người bình thường, có những hành vi kích động, sa sút tinh thần, bắt buộc phải khóa cửa để dễ quản lý bệnh nhân. Không thể bắt bệnh nhân tâm thần thực hiện 5K được không làm chủ được suy nghĩ, hành vi.
Bệnh nhân ở khoa này rất sa sút. Cố gắng chỉ bảo cách đeo khẩu trang cho những bệnh nhân còn tỉnh táo, tư duy tốt hơn. Còn những bệnh nhân còn lại thì sẽ cố gắng để sắp xếp khoảng cách nhất định.
Bệnh nhân tâm thần có những kích động, xảy ra bất kỳ lúc nào cũng có hành vi kích động và không kiểm soát, có thể tấn công nhân viên y tế, lột khẩu trang, đồ bảo hộ khiến tăng nguy cơ lây nhiễm. Bệnh nhân kích động đập cả cửa nên lúc nào cũng phải đảm bảo số lượng người.
Có bệnh nhân phải ở riêng 1 phòng vì rất hay kích động, đánh toàn bộ người cùng phòng, bệnh nhân không tự tắm giặt, không chịu đi tắm. Mỗi khi đến giờ đi tắm, nhân viên y tế rất vất vả nên phải cách ly riêng bệnh nhân 1 phòng.
Khi mà bệnh nhân kích động các bác sĩ phải trấn an bệnh nhân lại để tránh gây nguy hiểm cho nhân viên y tế, cho các bệnh nhân xung quanh, cho chính bệnh nhân. Có những bệnh nhân chậm phát triển từ nhỏ, phải chăm sóc rất cực, không bao giờ ra ngoài, không nằm trên giường, chỉ thích chui xuống gầm giường. Mặc dù được nhân viên y tế chăm sóc kỹ càng, cho ăn uống nhưng bệnh nhân luôn bị ám ảnh ánh sáng, sợ ăn uống, nếu cầm đút uống sữa bệnh nhân cũng không đồng ý.
Bệnh nhân tâm thần không thể tự chăm sóc cho bản thân mình, các y bác sĩ, nhân viên y tế phải chăm sóc từ đời sống đến dinh dưỡng, hay cả vệ sinh cá nhân, có những bệnh nhân gia đình ở rất xa không có người thân ở bên cạnh là một khó khăn, thiếu thốn đối với bệnh nhân thì các y bác sĩ, nhân viên y tế phải cố gắng hết sức để tạo niềm tin cho bệnh nhân coi bệnh nhân như người nhà của mình để bệnh nhân yên tâm uống thuốc, ăn cơm, nhanh chóng khỏi bệnh để tái hòa nhập cộng đồng.
Khi chăm sóc những bệnh nhân tâm thần thì được biết những hoàn cảnh, căn bệnh bẩm sinh, các y bác sĩ, nhân viên y tế ở đây cảm thấy rất thương và đồng cảm với họ rất nhiều. Họ giống như người nhà, cũng có lúc các y bác sĩ, nhân viên y tế mệt mỏi, stress, bất lực nhưng vì nhìn họ quá đáng thương nên phải cố gắng tiếp tục.
Mong muốn lớn nhất của các y bác sĩ, nhân viên y tế bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 tại Khu C2 được khỏi bệnh hoàn toàn về các khoa để điều trị bệnh, lúc đó các y bác sĩ, nhân viên y tế có thể trở về với gia đình của mình.
* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Nguyễn Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm