Đồng Nai tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp nhiễm sốt xuất huyết
Ghi nhận bệnh nặng nhập viện
ThS.BS Phạm Thị Kiều Trang, Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Chống độc - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay: Trong tuần vừa qua, bệnh viện tiếp nhận và điều trị 24 ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca nặng bị sốc sốt xuất huyết Denge. Sau khi nhập viện, cả 3 ca nặng được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực Chống độc để được theo dõi và điều trị.
Điển hình là trường hợp bệnh nhi N.T.N.N (11 tuổi, trú tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai) nhập viện từ ngày 3/4 sau khi bị sốt 4 ngày và theo dõi tại nhà.
Bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết Denge điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Chống độc - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
Người nhà cho hay: Bệnh nhi đang học lớp 5, sau khi đi học về thấy bệnh nhi sốt cao, gia đình nghĩ là bị lây COVID-19 từ bạn học trên trường. Gia đình thực hiện test COVID-19 nhưng kết quả âm tính, bệnh nhi có dùng thuốc điều trị tại phòng khám nhưng vẫn sốt liên tục, kèm theo nôn ói, tiêu chảy.
Sau đó, gia đình cho nhập viện nhập viện thì được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Denge nặng và được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực Chống độc theo dõi. Sau 2 ngày, bệnh nhi có giảm sốt, chỉ uống được ít sữa và vẫn còn phải thở máy, theo dõi tại khoa.
Theo bác sĩ Trang, sốt xuất huyết và COVID-19 là 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đều do virus gây ra với một số triệu chứng ban đầu giống nhau, có thể nhầm lẫn như: sốt, đau đầu, đau mỏi người… Triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5 - 7 ngày kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn.
Nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nếu diễn tiến nặng sẽ có triệu chứng ngủ li bì, hạ đường huyết… dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan. Do đó, khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán, điều trị, tuyệt đối không tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.
Chủ động phòng chống sốt xuất huyết
BSCKI. Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết: Với mục tiêu khống chế tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, không để dịch lớn xảy ra cũng như đẩy mạnh công tác phòng, chống sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp các Trung tâm y tế tuyến huyện chủ động giám sát ca bệnh, điều tra muỗi, lăng quăng để biết sự biến động bất thường của các chỉ số vector truyền bệnh tại các vùng trọng điểm, kịp thời xử lý những ổ dịch nhỏ để ngăn chặn sự bùng phát dịch một cách kịp thời, hiệu quả.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Thời tiết chuẩn bị bước vào mùa mưa, nếu người dân không dọn sạch các vật dụng đọng nước, đậy kín lu chứa nước, vệ sinh môi trường thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, kéo theo nhiều ca bệnh sốt xuất huyết xuất hiện.
"Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, người dân cần dọn dẹp sạch sẽ, tạo không gian thoáng đãng ở nơi làm việc, sinh sống từ trong nhà đến xung quanh nhà; không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi (lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối… để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng). Người dân có thể sử dụng bình xịt, nhang muỗi, thuốc xịt hoặc thoa để xua muỗi, mặc quần áo dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt" - bác sĩ Phúc khuyến cáo.
Theo Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 3, cả nước ghi nhận gần 10.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca tử vong tại tỉnh Bình Dương. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc giảm 65,4% và số tử vong giảm 4 trường hợp. Mặc dù số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết giảm nhiều nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ nhầm lẫn giữa bệnh sốt xuất huyết và COVID-19.
Theo VTV
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm