Đột biến lai tạp từng ghi nhận ở nhiều biến thể COVID-19
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 29/5 công bố kết quả giải trình tự gene virus phát hiện đột biến mất axit amin ở vị trí Y144del (tên gọi khác là đột biến Y144del) trong S ptotein ở biến chủng B.1.617.2 có nguồn gốc từ Ấn Độ, trên bốn bệnh nhân. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tiếp tục nuôi cấy các mẫu COVID-19 có đột biến này để giải trình tự gene lại. Một số ý kiến cho rằng đây là chủng COVID-19 mới, lai giữa biến chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Anh.
Song, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 3/6 cho biết, không có biến chủng lai mới tại Việt Nam. Đột biến Y144del trên chủng B.1.617.2 vẫn được ghi nhận và xếp vào nhóm chủng virus có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết một số đột biến bổ sung cần được nghiên cứu thêm.
Trao đổi với VnExpress ngày 4/6, tiến sĩ Văn Đình Tráng, Phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết biến chủng B.1617.2 mang đột biến Y144del đã được phát hiện trong 20 trên 13.000 mẫu được giải trình tự gene từ 9 quốc gia. Trong đó, lần gần đây nhất vào ngày 29/3. Đột biến Y144del còn được phát hiện tại các biến chủng khác như B.1.620, B.1.616, B.1.525, B.1.526.1, B. 1.1.318, B.1.1.7...
Theo tiến sĩ Tráng, đột biến Y144del có phải do cơ chế tái tổ hợp hay không (còn gọi là lai tạo) và tái tổ hợp với dòng biến chủng nào, còn cần được theo dõi và nghiên cứu thêm. Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương không phát hiện có đột biến Y144del trong S ptotein của biến chủng B.1.617.2 khi giải trình tự gene 62 mẫu bệnh phẩm dương tính được thu thập vào tháng 4-5/2021. Hiện, bệnh viện tiếp tục giải trình tự gene và phân tích thêm nhiều mẫu để tìm hiểu về biến chủng.
"Vì vậy, đột biến Y144del trong biến thể B.1.617.2 nguồn gốc từ Ấn Độ không thể kết luận do tái tổ hợp với biến thể B.1.1.7 nguồn gốc từ Anh, mà chỉ có thể ghi nhận là một biến thể mới có đột biến Y144del", tiến sĩ Tráng nói.
Tiến sĩ Tráng cho biết thêm virus luôn biến đổi để thích nghi với cơ thể vật chủ con người, do đó vẫn cần tiếp tục nghiên cứu về các khả năng của chúng.
"Hiện chưa thể khẳng định đột biến Y144del trên biến chủng B.1.617.2 có làm tăng khả năng lẩn trốn kháng thể từ vaccine hay nhiễm trùng tự nhiên, hoặc nguy cơ lẩn trốn các xét nghiệm RT-PCR thông thường hiện nay hay không", tiến sĩ Tráng nói.
Ảnh minh họa
(Theo vnexpress)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm