Dư luận dậy sóng trước phát ngôn của bệnh nhân Covid thứ 17 trên báo Mỹ

Từng giấu lịch trình di chuyển và dấu triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân Covid-19 thứ 17 của Việt Nam đã xuất hiện trên báo Mỹ, với tư cách là nạn nhân của tình trạng “ném đá hội đồng” khiến dư luận bức xúc.
23/09/2020 16:03

BN17 từng "giấu" lịch trình và triệu chứng nghi ngờ

Cuộc họp khẩn của UBND Hà Nội vào tối 6/3 đã xác nhận trên địa bàn thành phố ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Bệnh nhân là cô gái 26 tuổi, tên N.H.N, quản lý một khách sạn tại phố Trúc Bạch, trở về từ Anh vào ngày 2/3. Đây cũng là sự kiện mở đầu cho giai đoạn 2 của dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ngay trong những ngày tiếp theo, Việt Nam liên tiếp ghi nhận những ca mắc Covid-19 mới có liên quan đến nữ bệnh nhân này. Trước hết là BN19 và BN20 là bác gái và người lái xe của gia đình BN17 (bệnh nhân 17). Tiếp đó, hơn 10 hành khách ngồi cùng trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam với BN17 đã được xác định mắc Covid-19.

b

cach ly

Một đoạn phố Trúc Bạch bị cách ly sau khi ghi nhận ca Covid-19 thứ 17

“Tại sao BN17 lọt kiểm soát tại cửa khẩu Nội Bài?” là câu hỏi được dư luận đặt ra vào thời điểm đó.

Về vấn đề này, các cơ quan chức năng khẳng định, N.H.N đã có hành vi khai báo không trung thực về lịch trình của mình. Cụ thể, trong thời gian ra nước ngoài, bệnh nhân đã đi nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Italia, nước đang bùng phát dịch mạnh. Tại cửa khẩu Nội Bài, thời điểm này, cũng đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với hành khách từ Italia. Dựa trên khai báo, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội sẽ phân loại cách ly và phỏng vấn.

Tuy nhiên, khi nhập cảnh, BN17 khẳng định chỉ đi từ Anh mà không qua các nước khác. Quá trình kiểm tra hộ chiếu của BN17, lực lượng Công an cửa khẩu Nội Bài cũng không phát hiện dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italia nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường.

Trả lời một số cơ quan báo chí vào ngày 11/3, đại diện Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, bệnh nhân N.H.N có 2 hộ chiếu: Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh. Ngày 15/2, cô đã sử dụng 2 hộ chiếu này để làm thủ tục hàng không và xuất cảnh sang Anh.

Ngày 2/3, khi nhập cảnh tại Cửa khẩu Nội Bài, N.H.N sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh. Dù kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu cũng không phát hiện được N. đã từng đi qua vùng dịch.

Đại diện Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài lập luận, nhiều khả năng N. đã sử dụng hộ chiếu Anh đến các nước tại châu Âu theo hình thức miễn thị thực, nên không có dấu kiểm chứng nhập cảnh trên hộ chiếu Việt Nam, dẫn đến việc bỏ lọt ca bệnh.

benh nhan covid

BN17 trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bên cạnh khai báo không trung thực về lịch trình di chuyển, BN17 cũng không thông báo với cơ quan y tế khi mình có các triệu chứng nghi ngờ. Cụ thể, từ ngày 29/2, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện ho, nhưng không đi khám. Đến ngày 1/3, bệnh nhân bị thêm đau mỏi người. Tuy nhiên, thời điểm nhập cảnh, bệnh nhân không bị sốt nên máy đo thân nhiệt không thể phát hiện được.

Đến ngày 5/3, N. bị sốt liên tục (38 độ C) kèm theo ho nhiều, có đờm, mệt mỏi. Cô đến Bệnh viện Hồng Ngọc cơ sở 55 Yên Ninh để thăm khám. Kết quả chụp X-quang cho thấy N. có đám mờ ở đáy phổi phải.

Do có tiền sử đi từ nước ngoài về, nên N. được chuyển đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, ngay trong ngày 6/3 để theo dõi và điều trị.

Hành động khai báo không trung thực của BN17, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cũng đã gây nhiều bức xúc cho dư luận. Vào thời điểm đó, trên các trang mạng xã hội không khó để tìm thấy những bình luận tiêu cực nhằm vào nữ bệnh nhân này.

Những hậu quả của sự thiếu trung thực

Sau khi được xác định là ca mắc Covid-19 thứ 17, đã có 17 y, bác sĩ tại Bệnh viện Hồng Ngọc phải cách ly, cơ sở y tế ngày cũng phải tạm ngừng hoạt động.

Cả một con phố ở phường Trúc Bạch, nơi BN17 sinh sống, cũng đã bị phong tỏa trong nhiều tuần lễ. Việc kinh doanh, buôn bán ở các khu vực lân cận, đặc biệt là phố “phở cuốn” Ngũ Xã cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì nằm gần “khu cách ly”. Qua điều tra dịch tễ, thành phố Hà Nội cũng đã xác định được 33 trường hợp F1 và 90 trường hợp F2 của BN17.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, quá trình điều trị cho BN17 cũng giống như với các Bệnh nhân Covid-19 khác. Để giúp N. nhanh chóng hồi phục, các bác sĩ của Bệnh viện thời điểm đó cũng động viên, đồng thời khuyên cô tạm thời tránh mạng xã hội để tâm lý không bị ảnh hưởng từ các ý kiến tiêu cực.

benh nhan covid

Bài báo "The Public-Shaming Pandemic" trên tờ The New Yorker của Mỹ

Phía Bệnh viện cũng đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin cho BN17 như với mọi bệnh nhân Covid-19 đã tiếp nhận.

 Vì tình trạng bệnh không quá nặng, ngày 19/3, BN17 đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Đến ngày 30/3, BN17 được công bố khỏi bệnh cùng với 26 bệnh nhân Covid-19 khác. Toàn bộ chi phí điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 đều được bảo hiểm y tế chi trả.

Không may mắn như BN17, bác gái của cô (BN19) diễn tiến ngày càng nặng. Thời gian điều trị của bà kéo dài đến 80 ngày . Bà là ca Covid-19 nặng nhất tại miền Bắc, phải chạy ECMO và có 3 lần ngừng tim trong đêm. Nhiều thời điểm, các bác sĩ đã nghĩ đến kịch bản xấu nhất với BN19.

BN17 xuất hiện trên báo Mỹ khiến dư luận dậy sóng

Những ngày gần đây, N.H.N lại một lần nữa khiến dư luận dậy sóng, khi trở thành nhân vật, trong bài viết "The Public-Shaming Pandemic" trên tờ The New Yorker của Mỹ. Chủ đề bài viết xoay quanh tình trạng “ném đá hội đồng” giữa đại dịch Covid-19, và N. là một trong số nhiều nạn nhân được tác giả đề cập đến.

Bài viết nhấn mạnh những trải nghiệm tồi tệ của chị em BN17, khi trở thành mục tiêu tấn công của cộng đồng mạng. Có thể kể đến như việc 2 nhân vật này liên tục nhận những bình luận tiêu cực từ những người xa lạ; những tin giả ác ý về BN17 liên tục xuất hiện; chỉ trong chưa đầy 1 ngày, tài khoản Instagram của N.H.N đã có thêm 10.000 người theo dõi mới, đa số là những người muốn chỉ trích cô…

“Khi mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, N. phải chuyển trang cá nhân sang chế độ riêng tư”, một trích đoạn trong bài viết.

Lấy trường hợp của BN17 và chị gái, tác giả đã tự làm phép so sánh về chính sách bảo vệ quyền riêng tư ở các nước châu Âu và Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh rằng, khi chị gái của N. mắc Covid-19, chỉ có thành viên gia đình và một số ít bạn bè của cô biết tin. Trong khi đó, thông tin ca bệnh của N. lại được biết đến rộng rãi.

Đáng chú ý, tác giả bài viết cũng dẫn nhiều chia sẻ của chị gái N. chỉ trích về phản ứng của người dân Việt Nam, đối với nữ bệnh nhân này. Trong đó có đoạn: “Ở Việt Nam chúng tôi có quá nhiều đặc quyền – Chúng tôi đi du lịch quá nhiều”. Người này cho rằng, dư luận đã có sự phân biệt đối xử khi dồn mọi sự chú ý vào 2 chị em cô.

Làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng Việt Nam bắt đầu bùng phát sau khi nhiều người chia sẻ bài viết trên lên Facebook và các trang mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ phát ngôn "trách móc" của hai chị em cô gái này là điều không thể chấp nhận.

Theo Dân trí

comment Bình luận

largeer