Đức: Bệnh viện báo động khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát mạnh
Trong suốt 18 tháng diễn ra dịch COVID-19 vừa qua, Đức đã nhiều lần tiếp nhận bệnh nhân từ các nước láng giềng khi bệnh viện ở những nơi đó hết chỗ.
Nhưng làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư đang đẩy số ca ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng cao kỷ lục, khiến các bệnh viện vùng ở nước này rơi vào tình trạng quá tải và buộc một số bệnh nhân phải tìm đến những nơi khác trong EU để được giúp đỡ.
Dù số lượng bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt vẫn nằm dưới mức đỉnh của một năm trước, nhưng do tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng suốt thời gian qua, khả năng ứng phó của ngành y tế Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ Đức mà nhiều nước châu Âu khác cũng đang đối mặt với số ca mắc COVID-19 tăng mạnh
"Tuần trước, vào khoảng thứ Tư, thứ Năm, chúng tôi phải chuyển một bệnh nhân bằng trực thăng đến Merano, Italy", Thomas Marx, 43 tuổi, một quan chức y tế tại bệnh viện ở Freising, cho hay. Ông nói: "Chúng tôi không còn khả năng tiếp nhận bệnh nhân và các bệnh viện lân cận của Bavaria cũng đã kín chỗ".
Bệnh viện này cũng đã phải đưa một bệnh nhân khác đến thị trấn Regensburg vào cuối tuần qua. Ông Marx nói: "Chúng tôi đã hoạt động hết khả năng của mình, đó là lý do tại sao chúng tôi phải thực hiện những cách trên". Bệnh viện Freising đang có 13 ca chăm sóc đặc biệt, nhiều hơn 3 ca so với công suất khám chữa của họ. Năm người trong số đó mắc COVID-19, tất cả đều chưa được chủng ngừa.
Giống như bệnh viện ở Freising, phòng khám Munich Schwabing cũng hoạt động hết công suất. Theo tạp chí Spiegel, hiện chỉ có 1/4 bệnh viện ở Đức có thể duy trì dịch vụ chăm sóc đặc biệt thường xuyên.
Trong khi tỷ lệ tiêm chủng của Đức đang trì trệ ở mức dưới 70% suốt những tuần gần đây, Thủ tướng Angela Merkel đã đưa ra yêu cầu tiêm chủng mới ngày 17/11 đối với những người chưa được tiêm chủng. Bà nói rằng "khi đủ số người được tiêm, đó là cách thoát khỏi đại dịch". Gia tăng thêm sức ép về vấn đề này, Quốc hội Đức đã sẵn sàng bỏ phiếu thông qua các quy định mới bổ sung hạn chế đối với những người chưa được tiêm chủng. Theo đó, những người chưa được tiêm chủng có thể sẽ cần kết quả xét âm tính với COVID-19 để sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc di chuyển đến văn phòng.
Theo Tổ Quốc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm