Dung dịch sát khuẩn có uống thay rượu được không?

Dung dịch sát khuẩn và rượu đều chứa cồn. Vậy, có thể uống dung dịch sát khuẩn thay rượu được không?
23/11/2020 14:21

Thành phần của dung dịch sát khuẩn

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, tiêu chuẩn về thành phần dung dịch sát khuẩn tay nhanh chủ yếu chứa các thành phần chính sau: Ethanol, Sodium Lactate, Deionized, Fragrance, Benzalkonium Chloride… Trong đó Ethanol là thành phần nhiều nhất và quan trọng nhất trong tác dụng diệt khuẩn.

Ethanol chính là cồn – thành phần cơ bản của bia, rượu hay các loại nước giải khát có cồn. Cơ chế của Ethanol là làm cho lớp vỏ bọc protein bảo vệ virus bên ngoài bị biến đổi khiến chúng bị tê liệt, không thể sinh sôi phát triển nữa. 

sat khuan

Hình minh họa.

Sodium Lactatecó tác dụng hút ẩm, Benzalkonium Chloride giúp diệt khuẩn. Còn Fragrance có thể là tinh dầu thơm hoặc hương liệu để tạo mùi thơm, giảm đi mùi nồng của cồn khiến người dùng có cảm giác dễ chịu hơn.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có nhiều loại dung dịch sát khuẩn được sản xuất với nhiều hình thức khác nhau như: gel rửa tay khô, nước rửa tay, nước xịt sát khuẩn khẩu trang, vải...

Dung dịch sát khuẩn có uống thay được rượu?

Mặc dù cùng chứa thành phần là cồn nhưng dung dịch sát khuẩn không thể sử dụng thay rượu. Như tên gọi của nó, đây là dung dịch tiêu diệt, nhăn chặn các virus gây hại cho sức khỏe trên bề mặt da, bề mặt các đồ dùng khác. Khi sử dụng để sát khuẩn và đảm bảo được khả năng sát trùng, nồng độ cồn phải đạt 60 - 70 độ trở lên, theo FDA.

dung dich

7 người tại Nga đã tử vong do uống dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện ra, nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn tay ở khoảng 60 - 95% sẽ có hiệu quả diệt virus cao hơn so với những loại có nồng độ cồn thấp hoặc nước rửa tay khô không chứa cồn. Nếu nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn tay không đạt 60 - 95 độ sẽ chỉ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn.

Do đó, nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn là rất cao. Ngược lại, đối với rượu, ở Việt Nam hiện nay lưu hành 3 loại rượu: rượu trắng, rượu mùi và rượu lên men độ cồn thấp. Mỗi loại rượu như vậy đều có quy định quy chuẩn kỹ thuật về các chỉ tiêu hóa học riêng do Bộ Y tế phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VFA) ban hành, tuy nhiên, độ cồn của chúng đều phải đạt ngưỡng an toàn cho sức khỏe.

Ghi nhận trên thế giới, có nhiều loại rượu có nồng độ cồn rất cao, điển hình như loại Spirytus Rektyfikowany là một loại Vodka hãng Polmos (Ba Lan). Trải qua 70 lần chưng cất, loại rượu này đã đạt độ cồn đến gần 96 độ. Có thể nói đó là rượu mạnh có độ tinh chất cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại rượu này, người uống có thể tử vong.

Với dung dịch sát khuẩn, chúng ta không thể uống thay rượu vì ngoài độ cồn cao, chúng còn chứa các hóa chất có hại với đường ruột, gây tử vong cao. Nhiều loại rượu có độ cồn cao đã gây ngộ độc methanol ở người ví dụ như trường hợp nhiều người thương vong sau khi uống loại Rượu Nếp, Hầm Rượu Việt vừa qua, huống chi là uống dung dịch sát khuẩn.

Tại Nga, mới đây đã có 7/9 người tử vong do uống dung dịch sát khuẩn ngừa Covid-19 trong một bữa tiệc. Đây là minh chứng điển hình nhất trả lời cho câu hỏi: Có được uống dung dịch sát khuẩn thay rượu không?

Do vậy, người tiêu dùng nên chú ý, sử dụng đúng mục đích và công năng của các loại dung dịch sát khuẩn, không tùy tiện uống chúng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu không may uống nhầm dung dịch sát khuẩn nên xúc miệng, uống nhiều nước và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn.

Thùy Dương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer