Cảnh báo không nên uống rượu để giết virus corona

Một cuộc thi uống bia rượu tại Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình
"Uống rượu không có giết được virus đâu. SARS-CoV-2 không sợ rượu chúng ta uống" - tiến sĩ Hanan Balkhy, một cố vấn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khẳng định ngày 22-11.
Ý tưởng "uống rượu hoặc đồ có cồn để giết virus", theo bà Balkhy, có thể xuất phát từ chuyện mọi người được khuyên nên rửa tay bằng nước rửa tay có cồn để diệt vi khuẩn và virus.
"Cồn trong các loại nước rửa tay đậm đặc hơn nhiều mới có tác dụng. Nhưng đó không phải là thứ có thể uống được. Sẽ có những tác dụng phụ nghiêm trọng nếu uống", vị chuyên gia của WHO cảnh báo. Nói ngắn gọn, uống rượu không chỉ không giết được virus mà còn tốn tiền và tăng bạo lực gia đình.
WHO còn đưa ra nhiều khuyến cáo khác trong danh sách các thông tin sai lệch về COVID-19 được cập nhật tuần này.
Một trong số này là bác bỏ thuyết âm mưu các trạm phát sóng 5G phát tán virus SARS-CoV-2. Có giai đoạn thuyết âm mưu này mạnh tới nỗi đã xảy ra các vụ đốt phá trạm phát sóng 5G tại một số nước phương Tây.
"Virus không lây lan qua mạng viễn thông hay sóng điện thoại di động, càng không phải mạng 5G. Bằng chứng là có những nước không có trạm phát sóng 5G nào nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát", WHO lập luận.
Các chuyên gia của WHO cũng lưu ý tại một số nước nhiều người đã phơi nắng nhằm giết chết virus corona. Điều này mặc dù có lợi là giúp cơ thể tăng cường vitamin D, nhưng theo tiến sĩ Sylvie Briand lại không có ý nghĩa gì đối với SARS-CoV-2. WHO cũng khuyến cáo không nên sử dụng đèn tia cực tím để "khử trùng" virus trên da vì có thể gây ra các vấn đề kích ứng.
Về việc đeo khẩu trang, các chuyên gia WHO cũng thừa nhận mặc dù đeo khẩu trang là một biện pháp cơ bản để phòng dịch, nhưng giữ khoảng cách và vệ sinh kỹ lưỡng mới quan trọng hơn. Tổ chức này cũng khuyến cáo không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục vì có nguy cơ làm ngạt thở.
Để giảm khả năng bị nhiễm bệnh khi ra ngoài tập thể dục, WHO khuyên mọi người nên chú trọng tới việc giữ khoảng cách ít nhất 1m với người xung quanh.
Nguy cơ bị lây nhiễm từ quần áo, tiền mặt, thẻ tín dụng mà người khác đã cầm là có, nhưng theo WHO là rất thấp. Mọi người cũng có thể phòng tránh bằng việc hạn chế đưa tay vào mũi, mắt hoặc miệng.
Ngoài các khuyến cáo mới nêu trên, các chuyên gia WHO cũng có thêm các lưu ý nhỏ là máy đo nhiệt độ không phát hiện virus SARS-CoV-2 và thuốc kháng sinh không giết được virus.
Theo Tuổi trẻ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm