Đừng nhầm lẫn sốt, tiêu chảy là dấu hiệu của việc bé mọc răng

Trên thực tế, khi trẻ mọc răng thường có biểu hiện sốt kèm theo chán ăn, biếng ăn khiến cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ mặc để trẻ bị đói mà thay vào đó phải chia nhỏ bữa ăn giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, duy trì sức đề kháng.
01/04/2021 14:32

Các dấu hiệu trẻ mọc răng

Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên răng có thể mọc bất cứ thời điểm nào, từ 3 đến 12 tháng tuổi là bình thường. Đó là quá trình hình thành bộ răng đầu tiên, gọi là răng sữa, răng mọc lên và phá vỡ các nướu răng.

Răng mọc đầu tiên thông thường là răng cửa dưới, sau đó là hai răng cửa trên và hai răng cửa bên hàm trên, tiếp đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới. Sau đó, những chiếc răng hàm đầu tiên sẽ xuất hiện, các răng nanh hàm trên sẽ là những chiếc răng mọc sau cùng.

moc rang

Hình minh họa.

Triệu chứng mọc răng có thể bắt đầu khoảng 3-5 ngày trước khi chiếc răng xuyên qua da, gây đau và khó chịu cho trẻ.

Khi mọc răng, trẻ thường có các dấu hiệu như: chảy nhiều rãi, nướu sưng, má ửng hồng, biếng ăn, quấy khóc, hay hoa mặt, tai.... Ngoài ra, ở nhiều trẻ còn bị sốt. Nguyên nhân khoảng 2-3 ngày trước khi răng thực sự mọc, mầm răng sẽ nhú cao dần, và phần nhu mô lợi dưới tác động của mầm răng sẽ tách ra, tạo kẽ hở cho răng mọc lên. Chính quá trình này sẽ phần nào gây tổn thương cho lợi, làm lợi viêm tấy đỏ lên và gây ra triệu chứng sốt.

Tiuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy, sốt hoặc sổ mũi, đừng coi đó là dấu hiệu của việc mọc răng, đặc biệt nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ Các chuyên gia nói rằng: sốt và tiêu chảy không phải là những triệu chứng thông thường khi mọc răng.

Trẻ mọc răng thường có hiện tượng dân gian gọi là "tướt mọc răng" nhưng đó không phải là tiêu chảy. Giải thích hiện tượng này các chuyên gia cho biết, khi mọc răng, trẻ tăng tiết nước dãi nhằm xoa dịu lợi sưng và nuốt một phần rãi chảy ra vào bụng nên sẽ có biến đổi phân một chút (loãng hơn, lẫn nhầy nhớt). 

Hiện tượng sốt cũng không hẳn do mọc răng mà có thể trẻ thường xuyên đưa đồ vật vào miệng để làm dịu nướu và bị vi khuẩn, vi rút khác xâm nhập.

Chăm sóc trẻ đang mọc răng như thế nào?

Sử dụng bánh ăn dặm cho bé: Đây là loại bánh được bày bán nhiều trong các cửa hàng, siêu thị chuyên dành cho trẻ nhỏ. Loại bánh này rất dễ mềm ra khi trẻ ăn. Quan trọng hơn, hầu hết các loại bánh ăn dặm dùng cho trẻ mọc răng đều chứa rất ít đường và không có chứa chất bảo quản.

Ở giai đoạn mọc răng, cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt: Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Luôn làm sạch nướu sau khi trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Ba mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông có thành sắc cạnh bởi có thể trẻ sẽ nhai hoặc cắn, làm tổn thương đến phần lợi của trẻ.

Đặc biệt, cha mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho con.  Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi. Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng. Nên cho trẻ uống nhiều sữa và ăn nhiều chế phẩm từ sữa như: váng sữa, phô mai, sữa chua. Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ bao gồm: tôm, cua, ốc, cá, đậu tương, rau màu xanh đậm....

Bổ sung vitamin D đầy đủ cho bé. Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và photspho, hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng, giúp xương và răng vững chắc hơn.

Tùng Anh (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer